Thực trạng áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Bởi nó cho thấy được bức tranh tổng quát về việc triển khai, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế ISO. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về tình hình áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam và những giải pháp cần thiết để cải thiện.
Giới thiệu về ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận trên toàn cầu về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 giúp các tổ chức thuộc mọi quy mô và lĩnh vực áp dụng cải thiện đáng kể hiệu suất, đáp ứng mong đợi của khách hàng và thể hiện cam kết về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Các yêu cầu của tiêu chuẩn xác định cách thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
Việc triển khai ISO 9001 có nghĩa là tổ chức đã áp dụng các quy trình hiệu quả và đào tạo đội ngũ nhân viên để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng.
Thực trạng áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam
Với hơn một triệu chứng chỉ được cấp cho các tổ chức ở hơn 167 quốc gia, ISO 9001 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số những nước có khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO 9001 được giới thiệu và công bố tại Việt Nam vào năm 1990. Ngay sau đó, tiêu chuẩn này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực ở nước ta. Mặc dù có những khó khăn gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn này ở Việt Nam, thế nhưng từ 2012 tới hiện tại, tiêu chuẩn ISO 9001 vẫn đang phát triển bền vững và tạo dựng được vị thế riêng của mình. Điển hình như theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2020, chứng chỉ ISO 9001 là hệ thống quản lý chất lượng được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất, chiếm 39% tổng số doanh nghiệp được hỏi.
Tiêu chuẩn ISO 9001 phù hợp áp dụng cho mọi quy mô và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Do vậy, những tổ chức và doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vô cùng đa dạng. Cụ thể, các lĩnh vực chiếm tỷ lệ lớn phải kể đến hành chính công, vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, chế biến đồ ăn, du lịch khách sạn…
Phần đa các doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn triển khai và áp dụng ISO 9001 vào hệ thống quản lý chất lượng bởi tính đơn giản, dễ hiểu và lợi ích to lớn mang lại cho doanh nghiệp. Cũng theo khảo sát trên, 84% doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 cho biết năng suất tăng lên và 91% thấy rằng chất lượng sản phẩm được cải tiến, số ít còn lại nhận định năng suất doanh nghiệp hoặc chất lượng sản phẩm không thay đổi.
Ngoài ra, việc nhận được chứng nhận ISO 9001 còn là bằng chứng thể hiện cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể mở rộng xuất khẩu sang thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh một cách mạnh mẽ.
Với bối cảnh kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Nhà nước ta luôn khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai tiêu chuẩn ISO 9001, đặc biệt là những doanh nghiệp chế biến. Đây là bước tiến lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam như bây giờ.
Khó khăn khi áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam
Bên cạnh những lợi ích khi áp dụng ISO 9001, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn này. Dưới đây là một số thách thức phổ biến:
1. Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của ISO 9001
Khó khăn đầu tiên gặp phải là nhận thức của tổ chức về tầm quan trọng của ISO 9001. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9001.
Trên thực tế, doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng ISO 9001 chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hoặc cần đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế. Điều này hoàn toàn sai lầm. Doanh nghiệp phải hiểu rằng việc áp dụng ISO 9001 có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận, chứ không đơn thuần chỉ vì làm hài lòng thị trường quốc tế.
2. Thiếu cam kết của lãnh đạo cấp cao
Việc áp dụng ISO 9001 là không thể nếu không có sự hỗ trợ và cam kết của lãnh đạo cấp cao. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng mới, ứng biến để tuân thủ và thích nghi với bối cảnh. Do đó, việc thiếu cam kết từ ban quản lý, sự không hợp tác giữa các nhân viên và hiểu biết kém về quản lý chất lượng là vấn đề lớn đối với tổ chức khi thực hiện triển khai. Vì vậy, ban quản lý doanh nghiệp cần đặt ra một mục tiêu cụ thể, chính sách liên quan và phân quyền, đào tạo, truyền đạt tầm quan trọng cho nhân viên khi áp dụng ISO 9001.
3. Nguồn lực và ngân sách hạn chế
Việc triển khai và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 không chỉ là công việc tìm hiểu và thuyết phục ban lãnh đạo cấp cao tham gia điều hành. Tổ chức của bạn cũng cần có đủ ngân sách và nguồn lực để tạo điều kiện cho hệ thống quản lý chất lượng phát triển thành công.
Việc thiếu nguồn lực và ngân sách có thể cản trở tiến độ theo nhiều cách. Ví dụ, nó có thể làm giảm phạm vi đào tạo nhân viên, hạn chế khả năng đầu tư vào công nghệ hoặc thiết bị của bạn và cản trở các sáng kiến cải tiến liên tục.
Để áp dụng ISO 9001 thành công, tổ chức của bạn phải phân bổ ngân sách và nguồn lực một cách cẩn thận. Có thể sẽ cần phải thuê các chuyên gia tư vấn vì họ sẽ đào tạo và hướng dẫn công ty thực hiện quy trình chứng nhận cũng như tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng tới các yếu tố về nguồn lực và ngân sách khi áp dụng ISO 9001 để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.
4. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng ISO 9001. Văn hoá doanh nghiệp chính là tác nhân ảnh hưởng tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức. Nếu văn hóa doanh nghiệp chỉ có trên mặt giấy thay vì tập trung vào chất lượng thực tế, việc áp dụng ISO 9001 có thể trở thành hình thức và không mang lại hiệu quả thực sự. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy chất lượng làm trọng tâm, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng.
Đề xuất giải pháp giải quyết tình hình khó khăn khi áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam
Có thể thấy rằng tình hình áp dụng ISO 9001 ở các doanh nghiệp Việt bên cạnh những thành công thì vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để có thể giải quyết những khó khăn trên, doanh nghiệp cần phải tăng cường nhận thức của mọi thành viên trong tổ chức về ISO 9001.
Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận thông tin, xây dựng chiến lược phù hợp và triển khai quyết liệt các giải pháp để gỡ bỏ rào cản, áp dụng ISO 9001 hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển.
Chính phủ và các cơ quan quản lý có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp áp dụng ISO 9001, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau có thể học hỏi kinh nghiệm, đúc rút bài học quý báu từ các doanh nghiệp thành công đi trước. Điều này có thể được thực hiện hoá qua các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, xây dựng thành các mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
KẾT BÀI:
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên về thực trạng khi áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam, bạn cũng đã phần nào nhìn nhận ra được vấn đề trong chính doanh nghiệp của mình để từ đó có những giải pháp phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về việc áp dụng và chứng nhận ISO 9001, tổ chức có thể liên hệ trực tiếp với KNA CERT qua Hotline: 0932.211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.