Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Bản chất cua rủi ro chính là không thể đo lường trước được. Tuy nhiên việc doanh nghiệp của bạn chủ động lên kế hoạch giảm thiểu những hậu quả do rủi ro có thể gây ra chính là bước cần thiết cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thì việc quản lý rủi ro chính là những yếu tố quan trọng ngày càng được chú trọng trong hoạt động sản xuất của họ. Những rủi ro này có thể xảy ra ngay tại các kế hoạch chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện.
Với cách tiếp cận về mặt quản lý rủi ro trong phạm vi qui mô của doanh nghiệp cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp xem xét những tác động tiềm ẩn của tất cả các loại rủi ro trong quá trình hoạt động của các bên liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 31000 ra đời vào năm 2009 có đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn cho một quá trình quản lý rủi ro một cách tốt nhất của doanh nghiệp
Bộ tiêu chuẩn này giúp tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện được những nguyên tắc cũng như những hướng dẫn một cách cụ thể trong quá trình quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Cùng với những tiêu chuẩn khác thì ISO 31000:2009 có đưa ra được những nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể trong quá trình quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Tại Việt Nam thì bộ tiêu chuẩn TCVN/ISO 31000:2011 được ban hành năm 2011 hoàn toàn tương đương với ISO 31000:2009. Hiện tại phiên bản ISO 31000:2018 là phiên bản mới nhất do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn này có đưa ra được những nguyên tắc cũng như những hướng dẫn chung về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Do đó mà bộ tiêu chuẩn ISO 31000 này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp hiện có.
Mặc dù ISO 31000 đưa ra các hướng dẫn chung, nhưng không nhằm tạo nên sự đồng nhất trong quản lý rủi ro ở tất cả tổ chức. Việc thiết kế và thực hiện các khuôn khổ và kế hoạch quản lý rủi ro cần phải tính đến nhu cầu khác nhau của một tổ chức cụ thể, mục tiêu cụ thể, bối cảnh, cơ cấu, hoạt động, quá trình, chức năng, các dự án, sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản và các công việc cụ thể được triển khai.
Giới chuyên gia nhận định, áp dụng quản lý rủi ro sẽ làm tăng khả năng đạt được mục tiêu, khuyến khích chủ động quản lý, nhận thức được sự cần thiết để xác định và xử lý rủi ro trong tổ chức, cải thiện việc xác định các cơ hội và nguy cơ, tuân thủ yêu cầu pháp lý liên quan, các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, cải thiện báo cáo tài chính, cải thiện quản trị, nâng cao sự tin tưởng của các bên liên quan. Cải thiện công tác phòng chống mất mát và quản lý sự cố, giảm thiểu thiệt hại; cải thiện khả năng phục hồi của tổ chức; giúp chủ động quản lý được các rủi ro hơn là xử lý thụ động.
Theo: VietQ.vn