CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tiêu chuẩn TNXH Xu thế mới cho sự phát triển ngành dệt may

Xu hướng thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội đối với các Doanh Nghiệp hiện nay là một xu hướng tất yếu không chỉ trong ngành dệt may đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành một phần của TPP và AEC.


Trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

“Việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của xã hội”

Áp dụng Trách nhiệm xã hội cho sự phát triển ngành may mặc Việt

tiêu chuẩn cho ngành dệt may

Ngành dệt may là ngành duy nhất có Thỏa ước lao động tập thể, mọi quyền lợi của người lao động đều cao hơn luật định. Nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam và ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường làm việc, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp quyền lợi của người lao động cũng như lợi ích xã hội nhằm tiến tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập và phát triển.

 “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Thực tế áp dụng WRAP trong các Doanh Nghiệp may mặc Việt hiện nay

WRAP là bộ tiêu chuẩn hiện nay được hầu hết các Doanh Nghiệp Dệt may trên thế giới áp dụng. WRAP với ý nghĩa Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử có trách nhiệm xã hội.

Do không phân biệt loại hình và quy mô nên hầu như bất cứ Doanh Nghiệp nào cũng có thể áp dụng được nên xu hướng áp dụng WRAP vào các Doanh Nghiệp dệt may Việt ngày càng gia tăng. Theo ước tính thì hiện nay có đến 30% các Doanh Nghiệp may mặc trên toàn quốc có giấy chứng nhận WRAP và con số này ngày một tăng.

Giấy chứng nhận WRAP không chỉ là bằng chứng chứng minh các Doanh Nghiệp Dệt may thực hiện đúng trách nhiệm xã hội mà còn giúp mở rộng thị trường tiềm năng sang nước ngoài có yêu cầu loại giấy này. Về phía Doanh Nghiệp áp dụng đúng theo WRAP sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho người lao động, đảm bảo các chế độ lương thưởng phúc lợi khác đầy đủ giúp họ an tâm làm việc do đó giảm thiểu được tình trạng nhảy việc bỏ việc như các Doanh Nghiệp may mặc khác. 

Chia sẻ

Tin liên quan