CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Việc truy xuất nguồn gốc trong ngành may mặc

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì?

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chính là cách người dùng truy xuất toàn bộ thông tin từ thành phẩm cuối cùng ngược trở về nơi sản xuất ban đầu: nguyên liệu đầu vào, đầu ra, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chứng nhận chất lượng,…thông qua một thao tác quét mã qr code đơn giản được gắn trên từng sản phẩm.

việc truy xuất nguồn gốc hàng may mặc

Lợi ích của công cụ truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp

– Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm thuộc những ngành hàng nông sản, tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, hay dược phẩm các loại,.. đều cần phải truy xuất rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Vấn nạn hàng giả hàng nhái ngày một tràn lan trên thị trường đến mức khó kiểm soát thúc đẩy nhu cầu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm gia tăng. Đây là giải pháp đơn giản hữu hiệu giúp người tiêu dùng hạn chế tối đa viêc mua phải hàng giả hàng nhái, kém chất lượng.

– Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đầu tư hơn về truy xuất nguồn gốc kiểm soát chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả bán hàng giúp tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

– Kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi ra thị trường, hạn sử dụng, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra các sự cố phát sinh.

– Tiết kiệm được chi phí đầu tư hệ thống cho doanh nghiệp:  Truy xuất nguồn gốc sản phẩm tích hợp hệ thống quản lý kho, quản lý bán hàng,..sẽ giúp doanh nghiệp chỉ phải bỏ một khoản tiền nhưng có thể sử dụng tới 3 tính năng ưu việt.

– Tăng hiệu quả truyền thông, remarketing hiệu quả nhờ định vị được vị trí check của khách hàng.

– Truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm, thu hồi xử lý kịp thời khi phát hiện ra lô hàng kém chất lượng.

Tại sao truy xuất nguồn gốc trở thành xu thế tất yếu trong ngành may mặc năm 2019 ?

Để ngành dệt may đón nhận cơ hội trong năm 2019, theo ý kiến nhiều chuyên gia thì vai trò của việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm dệt may trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ là hết sức quan trọng. Hiện nay, tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu cho ngành dệt may phải là nguyên liệu hữu cơ, không qua công nghệ xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, người ta đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến chứng nhận xuất xứ nguồn nguyên liệu như chứng nhận GOTS, GRS, OCS, RCS,…

Hiện nay truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số nước như Mỹ, Anh, EU, Ấn Độ, Canada… đối với hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc bước chân vào các thị trường khó tính nói trên không phải là bài toán khó.

Mặc dù vậy, theo khảo sát, lâu nay các DN trong lĩnh vực này đã không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc. Vấn đề này chỉ mới nổi lên trong vòng vài ba năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện các cam kết FTA

Theo đánh giá, hiện nay tỷ lệ DN Việt ứng dụng truy xuất nguồn gốc là rất hãn hữu, chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, đây cũng là một thách thức đối với các DN xuất khẩu ngành dệt may cũng như các lĩnh vực kinh tế khác thời gian tới.

Đáng chú ý, trong bối cảnh hiện nay, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa giảm bớt căng thẳng, nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam sau đó gắn mác Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ là điều rất dễ xẩy ra. Vậy nên các DN dệt may thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ ngăn chặn được tối đa nguy cơ này.

Đối với sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa, các đơn vị phải công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyn hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Đây là việc làm bắt buộc để đảm bảo  các thành phần hóa học có khả năng gây hại đến con người.

Công Ty TNHH Chứng Nhận KNA là đơn vị mạnh về triển khai các tiêu chuẩn may mặc như: chứng nhận WRAP, BSCI, CTPAT, GOTS, OCS, GRS…và đã triển khai áp dụng cho nhiều đơn vị như Rạng Đông, Tatsu (thuộc tập đoàn nay Tiên Sơn), Việt Thuân, Polywell, Samil Vina, Kingmaker…


Hãy đến với KNA để được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm và am hiểu mọi lĩnh vực.

  • Trụ sở chính:  Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Chi Nhánh: Tầng 6, Cavi Building, 67 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Quận BÌnh Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
  • Email: salesmanager@knacert.com     
  • Website : www.knacert.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan