CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Xu hướng cấm sử dụng sản phẩm nhựa trên thế giới hiện nay

Rác thải nhựa không phải là vấn nạn của riêng quốc gia nào mà là vấn đề chung mang tính toàn cầu cần có sự chung tay góp sức của tất cả các khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xu hướng cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bên liên quan.


xu hướng cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần

MỐI NGUY HẠI TỪ CÁC SẢN PHẨM NHỰA DÙNG MỘT LẦN

Theo số liệu bộ Tài nguyên Môi trường công bố vào năm 2019, tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, gần 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và sau đó thải bỏ. Trong tổng lượng chất thải nhựa thải bỏ, chỉ có một phần được thu hồi - tái chế, một phần được xử lý bằng biện pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp. Trong khi đó, ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã và đang trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu. Rác thải nhựa với những hệ lụy về cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường đặt ra thách thức không nhỏ cho Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung.

  1. Về mặt kinh tế

Chỉ tính riêng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, rác thải nhựa đã gây thiệt hại cho ngành du lịch, đánh bắt thủy sản và vận chuyển khoảng 1,3 tỷ đô la / năm. Tổng thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái biển toàn cầu do rác thải nhựa gây ra ít nhất là 13 tỷ đô la/năm (Số liệu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNEP công bố năm 2018).

  1. Về môi trường

Để phân hủy hoàn toàn các sản phẩm nhựa, túi nilon cần thời gian hàng trăm năm, các sản phẩm nhựa thải ra đại dương có thể mất nhiều thời gian hơn để phân hủy triệt để. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương.

XU HƯỚNG CẤM SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA DÙNG 1 LẦN

Không chỉ ảnh hưởng tới con người, nhựa trong môi trường gây ra mối nguy hiểm lớn cho động vật hoang dã cả ở đất liền và đại dương. Theo các dòng hải lưu, những hạt nhựa vụn có thể di chuyển khắp đại dương, trở thành thức ăn cho các loài chim biển, cá, giun và động vật biển. Việc nuốt phải những hạt nhựa này dễ khiến động vật bị tắc khí quản gây ngạt thở hoặc làm tắc hệ tiêu hóa, làm nguy hại thậm chí dẫn đến tử vong cho chúng. Rác thải nhựa đã gây hại cho ít nhất 267 loài động vật khác nhau, gây ra cái chết của khoảng một triệu chim biển, 100.000 động vật biển có vú và các loại cá khác với số lượng không thể đo đếm được (Số liệu do Cộng đồng Châu Âu EC công bố vào năm 2011).

  1. Về sức khỏe

Những hại nhựa siêu vi (rất nhỏ) do rác thải nhựa phân hủy có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể các loài sinh vật, và từ đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

→ Trước những ảnh hưởng tiêu cực từ rác thải nhựa, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp ở các cấp độ khác nhau nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.


XU HƯỚNG CẤM SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA TRÊN THẾ GIỚI

  1. EU đề xuất cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần

Ngày 28/5/2018, Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi các nước thành viên thu gom 90% các loại chai nhựa vào năm 2025 và đề xuất cấm các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần như ống hút, đĩa, thìa, đũa…

Theo kế hoạch trên, các thành viên EU phải giảm việc sử dụng những đồ nhựa chứa thực phẩm hoặc đồ uống bằng giải pháp thay thế khi bán hàng hoặc đảm bảo rằng người mua phải trả tiền khi sử dụng những vật dụng này. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng được yêu cầu phải đóng một khoản phí quản lý rác thải và được khuyến khích dùng các giải pháp thay thế ít ô nhiễm hơn.

EU còn đưa ra một đề xuất khác đó là thay thế toàn bộ các loại bao bì nhựa tại châu Âu thành loại có thể tái sinh, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu các sản phẩm rác thải nước ngoài để tái chế.

  1. Sắc lệnh cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Đức

Ngày 6/11/2020, Thượng viện Hội đồng Liên bang Đức đã thông qua sắc lệnh cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Sắc lệnh này phù hợp với quy định sẽ được thống nhất áp dụng trên toàn Liên minh châu Âu (EU) từ mùa Hè năm 2021. Theo đó, việc sử dụng và buôn bán các dụng cụ làm bằng nhựa dùng một lần như ống hút, dao dĩa, que khuấy, tăm bông, cốc đựng đồ uống và hộp đựng thức ăn làm từ xốp... sẽ bị cấm từ tháng 7/2021.

Bộ trưởng Môi trường liên bang Đức lên tiếng hoan nghênh việc Hội đồng Liên bang thông qua quy định trên, nhấn mạnh rằng đã có những giải pháp thay thế thân thiện với môi trường có thể sử dụng nhiều lần và việc loại bỏ đồ dùng một lần sẽ góp phần bảo vệ cho các công viên, bãi biển và đại dương. Trước đó hồi tháng 9/2020, Quốc hội Đức cũng đã phê chuẩn dự luật cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần từ tháng 7/2021.

  1. Canada cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021

Ngày 10/06/2019, Thủ tướng Canada đã tuyên bố rằng đất nước này sẽ cấm đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2021. Năm 2019, Canada nằm trong danh sách 60 đất nước đã cam kết với Liên Hợp Quốc trong việc ban hành cơ chế, lệnh cấm, áp thuế và tiến hành các giải pháp để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

XU HƯỚNG CẤM SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA DÙNG 1 LẦN

Năm 2019, Canada mới chỉ tái chế được dưới 10% lượng nhựa dùng một lần. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì đến năm 2030 thì số lượng đồ nhựa bị vứt bỏ sẽ khiến quốc gia này hao hụt một khoản tài chính tương đương 11 tỷ USD. Do vậy, những người lãnh đạo đất nước cho rằng cần có các tiêu chuẩn và mục tiêu cho các tỉnh, thành phố và vùng lãnh thổ của Canada để các nhà sản xuất, nhà bán lẻ nhựa có cơ sở và có trách nhiệm hơn với rác thải nhựa của mình.

Thủ tướng Canada nhấn mạnh, Chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để đưa ra những chiến lược phù hợp “nói không với rác thải nhựa”, muộn nhất vào năm 2021, dù cho khó khăn đến mức nào. Canada đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về giảm thiểu chất thải nhựa. đạt không rác thải nhựa vào năm 2030 thông qua các cơ chế, quy định có hiệu lực, lệnh cấm quyết liệt vào khoảng cuối năm 2021. Chính phủ Canada đang xem xét ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần, yêu cầu về mức hàm lượng tái chế tối thiểu trong các sản phẩm nhựa và bao bì. Quy định này là cần thiết nhằm tạo ra một thị trường nhất quán và khuyến khích các nhà sản xuất nhựa tái chế.

  1. Vương quốc Anh chính thức cấm nhiều đồ nhựa sử dụng một lần từ tháng 10/2020

“Nhựa sử dụng một lần gây ra sự tàn phá thực sự đối với môi trường và chính phủ cam kết kiên quyết giải quyết vấn đề này”, George Eustice, Bộ trưởng Môi trường của Vương quốc Anh cho biết.

Lệnh cấm cung cấp ống hút nhựa, tăm bông và máy khuấy ở Anh có hiệu lực từ ngày 1/10/2020. Đây là nỗ lực mới nhất nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường của Chính phủ Anh. Lệnh cấm diễn ra sau một thông báo vào tháng 8/2020 rằng phí túi nhựa dùng một lần ở Anh sẽ tăng gấp đôi lên 10 pence (khoảng 13 xu) kể từ tháng 4/2021.

Nhằm khuyến khích việc sử dụng nhựa tái chế, Chính phủ Anh dự định sẽ áp dụng mức thuế mới cao hàng đầu thế giới đối với những sản phẩm bao bì nhựa không đáp ứng ngưỡng tối thiểu 30% hàm lượng tái chế kể từ tháng 4/2022.

  1. New Zealand triển khai cấm hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần vào 7/2025

Đồ nhựa sử dụng một lần như đĩa, túi, tăm bông, ống hút, nhãn mác trái cây và một số sản phẩm polystyrene sẽ bị cấm hoàn toàn tại New Zealand từ tháng 7/2025. Chính sách mới này ước tính sẽ giúp loại bỏ khoảng 2 tỷ vật dụng sử dụng một lần khỏi các bãi chôn lấp hoặc môi trường mỗi năm.

Lệnh cấm trên được triển khai thực hiện theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ cuối năm 2021. Vào tháng 11/2021, Bộ Môi trường New Zealand sẽ thành lập quỹ đổi mới trị giá 50 triệu NZD (gần 40 triệu USD) để hỗ trợ các ý tưởng và giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa. Trước đó vào năm 2019, lệnh cấm túi nhựa tại New Zealand cũng đã được công chúng và các doanh nghiệp ủng hộ.

  1. Thái Lan cấm túi nylon dùng một lần từ năm 2020

Đầu năm 2020, Thái Lan ban hành lệnh cấm các loại túi nylon dùng 1 lần tại những cửa hàng lớn. Đây là bước đi tiếp theo trong chiến dịch do Chính phủ và các nhà bán lẻ nước này khởi xướng nhằm hướng tới một lệnh cấm hoàn toàn vào năm 2021, để giảm lượng rác thải nhựa đổ ra biển.

75 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng khác với hơn 24.500 chi nhánh trên toàn quốc đồng ý ngừng cung cấp túi nhựa miễn phí cho khách hàng. Người tiêu dùng ở Thái Lan giờ sẽ bị tính phí từ 5 – 10 bạt cho mỗi túi nilon nếu họ yêu cầu. Chiến dịch này thể hiện mức độ dứt khoát và mạnh mẽ của Thái Lan trong cuộc chiến với rác thải nhựa.

  1. Campuchia soạn thảo thông tư cấm đồ nhựa sử dụng một lần

Người phát ngôn Bộ Môi trường Campuchia cho biết các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, thìa, cốc bằng nhựa cần phải được thay thế bằng những vật liệu thân thiện với môi trường. Người dân Campuchia được khuyến khích sử dụng cốc và ống hút được làm từ tre, giấy hay kim loại.

Bộ Môi trường Campuchia cũng nhất trí soạn thảo thông tư cấm nhập khẩu và sản xuất đồ nhựa dùng một lần để chung tay cùng thế giới bảo vệ môi trường và giảm tiêu thụ các sản phẩm nhựa.

  1. Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào ngày 21/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam quyết tâm chống rác thải nhựa và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Trước đó tại lễ ra quân quốc gia chống rác thải nhựa vào ngày 9/6/2020 tại Hà Nội, Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Tuân theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội đã tập trung triển khai việc tổ chức ký cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng của Hà Nội và một số tỉnh, thành phố. Trong đó phải kể tới việc ký kết bộ quy tắc ứng xử chống rác thải nhựa của 41 đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn thủ đô. Hà Nội cũng xây dựng bộ quy tắc ứng xử giảm thiểu chất thải nhựa tại các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Còn tại Thừa Thiên Huế, ngay từ tháng 5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn gương mẫu đi đầu và vận động thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cơ quan, đơn vị không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần trong công sở và khi tổ chức các hội nghị hội thảo, không sử dụng túi nilông, khăn lau sử dụng một lần trong tất cả các hoạt động của cơ quan, đơn vị và tại các hội nghị, hội thảo. 


Thay vào việc sử dụng các sản phẩm nhựa thì xu hướng hiện nay các nước tiên tiến chọn lựa những sản phẩm có khả năng phân hủy tốt trong môi trường bên ngoài sau khi sử dụng. Chứng nhận OK Compost là chứng nhận quốc tế uy tín nhất dành cho việc chứng nhận các sản phẩm có khả năng phân hủy trong môi trường nhà máy, trong nhà và trong các môi trường khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng nhận OK Compost tại đây. https://tinyurl.com/yw5j7a4w

>> Để được tư vấn về chứng nhận OK Compost xin liên hệ đến số Hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất !

Chia sẻ

Tin liên quan