Cấp Chứng nhận CE Marking - Công Nhận EU (Liên Minh Châu Âu)
✅ CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” ✅ có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. ✅ Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp....
Dấu CE là nhãn hiệu bắt buộc phải có trên một sản phẩm để sản phẩm đó được phép lưu hành tự do trên thị trường châu Âu. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, KNA Cert cung cấp dịch vụ chứng nhận CE Marking với quy trình đạt chuẩn, thủ tục nhanh gọn và báo phí hợp lý mới nhất năm 2023.
CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Các nhà quản lý tin rằng nếu sản phẩm được sản xuất tuân thủ quy định của EU thì sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chất lượng, an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường, từ đó có quyền lưu thông tự do trên thị trường châu Âu.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về CE Marking thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Chứng nhận dấu CE cũng được coi như "hộ chiếu thương mại" để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.
+ Đánh dấu CE là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế châu Âu 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hoá sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn.
+ Quốc gia yêu cầu gắn dấu CE: Liên minh châu Âu (EU) - Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Những đơn vị sản xuất các sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước châu:
|
|
Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng ví dụ:
Tìm hiểu về tiêu chuẩn CE Marking và hoàn thành chứng nhận CE Marking đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
Sau khi đã hiểu Chứng nhận CE là gì KNA xin đưa ra một số lợi ích mà nhãn dán CE có thể mang lại được cho sản phẩm của bạn:
- Dấu “CE Marking” trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là “Giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association)
- Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng
- Dấu CE được coi như "Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm- Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến
- Doanh Nghiệp áp dụng tiêu chuẩn CE Marking sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới
>>> Cách thức triển khai tiêu chuẩn Ce Marking của KNA Cert
ký hiệu ce là gì gắn lên sản phẩm
Nhiều bạn tự hỏi sau khi sản phẩm được chứng nhận thì sẽ dán nhãn như thế nào và nhãn ce là gì ? Xin trả lời là Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau.
Một số quy định chung như sau:
- Kích thước của biểu tượng dấu "CE" khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên
- Dấu "CE" được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm
- Dấu "CE" phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất
Dấu CE được in trên sản phẩm đồng nghĩa với việc công bố sản phẩm thỏa mãn những yêu cầu của châu Âu, và được chấp nhận tại hầu hết các nước trên thế giới. Chứng nhận CE là bắt buộc đối với hàng hóa và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường Châu Âu (và cả một số nước khác ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc, Iran…). Khi tổ chức đánh giá kiểm tra sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn CE thì nhà sản xuất sẽ được họ cấp giấy chứng nhận CE, lúc đó nhà nhà xuất có thể gắn dấu CE trên sản phẩm của mình.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm bao gồm:
- Giấy yêu cầu chứng nhận: CE Application Form
- Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp
- Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuát và kiểm soát chất lượng.
- Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm,
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có)
Các thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
B: Quy trình đánh giá CE
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a, Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
b, Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu)
c, Đánh giá chính thức, bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d, Báo cáo đánh giá
e, Cấp Giấy chứng nhận
f, Giám sát sau chứng nhận (tùy theo từng sản phẩm mà thời gian giám sát định kỳ sẽ khác nhau)
Sau khi đánh giá đợt 1: Chuyên viên đánh giá sẽ ghi báo cáo không phù hợp và chuyển cho bên được đánh giá để tiến hành khắc phục. Đánh giá đợt 2 sẽ tiến hành sau khi bên được đánh giá khắc phục xong các điểm không phù hợp.
Nếu tất cả các điểm khắc phục đều đạt yêu cầu và không làm phát sinh thêm các điểm không phù hợp mới thì tổ chức đánh giá sẽ cấp chứng chỉ CE.
>>> Những câu hỏi thường gặp về bộ tiêu chuẩn Ce Marking
7: QUY TRÌNH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ CE MARKING TẠI KNA CERT
Bước 1: Cung cấp thông tin
Doanh nghiệp liên hệ với KNA Cert và cung cấp thông tin cần thiết để chúng tôi có thể đưa ra các tư vấn chính xác nhất cho doanh nghiệp
Bước 2: Soạn hợp đồng và báo phí dịch vụ tư vấn đăng ký CE Marking
KNA soạn thảo hợp đồng và gửi báo phí cho cho doanh nghiệp
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Doanh nghiệp xác nhận hợp đồng với KNA, hai bên chính thức triển khai dịch vụ chứng nhận CE Marking
Bước 4: Chuẩn bị và khảo sát sơ bộ
Chuyên gia của KNA cùng với Ban quản lý và Ban dự án CE của doanh nghiệp sẽ cùng nhau triển khai 3 hoạt động chính bao gồm:
Bước 5: Xem xét hồ sơ
KNA xem xét các giấy tờ cần thiết và quan trọng để triển khai đánh giá. Nhà máy cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Căn cứ vào những tài liệu này, KNA sẽ ghi chép các nội dung đã hoàn thiện và những nội dung chưa hoàn thiện để hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và các công việc theo yêu cầu của tiêu chuẩn CE
Bước 6: Rà soát và khắc phục
Sau khi triển khai thực hiện, KNA sẽ đánh giá lại một lần cuối cùng để đảm bảo mọi hồ sơ và công việc đã được hoàn thiện đầy đủ theo tiêu chuẩn CE Marking. Nếu phát hiện điểm chưa phù hợp, KNA sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục
Bước 7: Đánh giá chứng nhận
KNA gửi hồ sơ kỹ thuật đã được hoàn thiện cho Tổ chức chứng nhận APPLUS+, đồng thời xác minh lịch đánh giá với APPLUS+ và báo lại cho doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.
Bước 8: Hỗ trợ sau đánh giá
Căn cứ vào báo cáo đánh giá của APPLUS+, KNA hướng dẫn doanh nghiệp sửa chữa các phần lỗi được ghi nhận
Bước 9: Thẩm xét hồ sơ
Chuyên gia tổng hợp và xem xét lại toàn bộ hồ sơ thực tế trong quá trình đánh giá, các báo cáo cáo của đánh giá viên, thẩm xét và đưa ra nhận định cuối cùng
Bước 10: Nộp hồ sơ lên APPLUS+
Điều phối viên của KNA sẽ gửi báo cáo đánh giá tới APPLUS+, tiếp nhận phản hồi của APPLUS+ và báo lại cho doanh nghiệp. Trường hợp có lỗi NC – nhà máy hoàn thiện và gửi bằng chứng khắc phục. Chuyên gia hướng dẫn của KNA có trách nhiệm hỗ trợ nhà máy
Bước 11: Cấp chứng nhận CE Marking
Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện khắc phục, APPLUS+ cấp chứng chỉ CE Marking, KNA sẽ tiếp nhận chứng chỉ này và gửi lại cho doanh nghiệp
KNA Cert đánh giá CE cho Công ty Kim Tín
KNA Cert đánh giá CE MARKING cho sản phẩm máy hút thổi cho
Công ty TNHH Cơ khí Chế tạo Nam Sơn
Hiện nay, KNA đang hợp tác với tổ chức nước ngoài Applus+ để cung cấp dịch vụ đánh giá cấp chứng nhận CE Marking cho vật liệu xây dựng và máy móc công nghiệp tại Việt Nam. Applus+ là một cơ quan thông báo của EU cho hơn 14 chỉ thị, trong đó có các quy định về sản phẩm xây dựng và tham gia vào quá trình đánh giá và đánh dấu CE cho hơn 270 loại sản phẩm khác nhau.
>> Xem thêm: Giới thiệu tổ chức Applus+
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Cam kết đánh giá đạt thứ hạng cao | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Cơ hội cạnh tranh trên thị trường | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |