CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chứng Nhận OCS - Công Nhận Quốc Tế

Thủ tục đơn giản – Chi phí hợp lý

Tạo giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp


OCS - Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ là bộ tiêu chuẩn quốc tế mang tính tự nguyện được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực dệt may hiện nay. Giấy chứng nhận OCS ngày càng được cấp cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam xác minh các nguyên liệu thô được trồng theo phương pháp hữu cơ từ trang trại tới sản phẩm cuối cùng của một tô chức.


VÌ SAO CẦN CHỨNG NHẬN OCS

  • Chứng chỉ OCS của CBs được công nhận quốc tế
  • Đáp ứng yêu cầu luật định trong nước và xuất khẩu Toàn cầu
  • Thỏa mãn yêu cầu của pháp luật
  • Thỏa mãn yêu cầu của các Khách hàng / Đối tác
  • Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
  • Quy trình làm việc khoa học, nhất quán
  • Đội ngũ chuyên gia thân thiện, nhiệt tình
  • Dịch vụ trọn gói A - Z

chứng nhận OCS


TIÊU CHUẨN OCS LÀ GÌ ?

OCS viết tắt từ cum từ “Organic Content Standard” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ”. Tiêu chuẩn OCS do Textile Exchange phát triển vào tháng 03/2013 và thuộc quyền sở hữu của Textile Exchange từ đó cho tới nay. Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (OCS) là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện cung cấp quy trình xác minh chuỗi hành trình sản phẩm đối với các nguyên liệu có nguồn gốc từ một trang trại được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia được công nhận. Tiêu chuẩn được sử dụng để xác minh các nguyên liệu thô được trồng hữu cơ từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.

CHỨNG NHẬN OCS LÀ GÌ ?

Chứng nhận OCS (OCS certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận OCS có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn OCS. Chứng chỉ OCS được cấp sau khi Doanh nghiệp đáp ứng sự phù hợp của tiêu chuẩn.

Chứng chỉ OCS (OCS Certificate) chính là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận OCS hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận OCS có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

Chứng chỉ OCS chia thành 2 loại là:

  • Giấy chứng nhận phạm vi OCS (SC) cấp cho các nhà cung cấp đáp ứng tất cả các tiêu chí để được phép sản xuất hàng hóa OCS
  • Giấy chứng nhận giao dịch OCS (TC) cấp cho (các) lô hàng hóa đáp ứng tất cả các tiêu chí của sản phẩm OCS, bao gồm TC đơn và TC nhiều lô hàng

ƯU ĐÃI TRONG THÁNG VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ TRỊ BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI KNA CERT

Miễn phí tới Khách hàng một trong các dịch vụ:

  • Miễn phí tới Khách hàng một trong các dịch vụ:
  • Miễn phí khóa học ISO 9001, ISO 14001, HACCP, ISO 22000, ISO 27001, Tái chế, Trách nhiệm xã hội…
  • Miễn phí đánh giá thử cho mọi khách hàng
  • KNA gửi tặng miễn phí toàn bộ hồ sơ, quy trình, biểu mẫu cơ bản của Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001:2022 cho Doanh nghiệp
  • KNA chuyển giao miễn phí các quy trình, kế hoạch kiểm soát bảo mật cho Doanh nghiệp tham khảo để áp dụng vào Hệ thống quản lý an toàn thông tin một cách hiệu quả
  • Hỗ trợ miễn phí tất cả các thủ tục pháp lý liên quan đến điều kiện sản xuất của từng ngành nghề
  • Hỗ trợ tối đa các thủ tục đăng ký chứng nhận và chứng nhận
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của KNA

NHẬN ƯU ĐÃI THÁNG 3

Quét mã để nhận ưu đãi trong tháng này

nhận báo giá sdt

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN GRS ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ CỦA CBs

quy trình chứng nhận ocs

Bước 1: Đăng ký chứng nhận OCS

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành đăng kí và khai báo các thông tin thật cần thiết lên tổ chức chứng nhận để tiến hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận OCS. Thông tin trong tờ khai báo sẽ là căn cứ để tiến hành đưa thông tin phạm vi chứng nhận cho doanh nghiệp. 

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá OCS

Các tổ chức chứng nhận tiến hành gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch cũng như chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng kí chứng nhận OCS của doanh nghiệp. Sau khi xem xét kĩ họp đồng cần tiến hành kí kết và chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức. 

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Tổ chức chứng nhận tiến hành cử đánh giá viên đến doanh nghiệp đánh giá rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu OCS của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các bằng chứng quan trọng trong việc áp dụng OCS theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận. 

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia đánh giá cần tiến hành đánh giá giai đoạn 2 gồm có cả việc phỏng vấn đánh giá người lao động và hệ thống nhà xưởng. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ OCS

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn OCS được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ OCS có hiệu lực trong vòng 1 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận OCS có hiệu lực trong vòng 01 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

Bước 8: Tái chứng nhận

Sau 1 năm hết hiệu lực thì nếu như tổ chức, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu duy trì giấy chứng nhận thì cần phải đăng kí đánh giá lại. Lần đánh giá lại cũng tương tự như lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 1 năm.


CHI TIẾT DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN OCS CỦA CBs

Đánh giá chứng nhận OCS

CBs cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận và trực tiếp cấp chứng chỉ OCS hợp lệ, được công nhận quốc tế cho Doanh nghiệp sở hữu Chuỗi hành trình sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn OCS.

.

>>> Xem chi tiết


Chứng nhận mở rộng

Với những Doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ OCS nhưng có nhu cầu mở rộng phạm vi chứng nhận thì CBs cung cấp dịch vụ đánh giá mở rộng bổ sung cho Doanh nghiệp

.

>>> Xem chi tiết


Tái chứng nhận OCS

Sau 1 năm, khi chứng chỉ OCS hết hiệu lực, để được cấp chứng chỉ mới, Doanh nghiệp cần đăng ký tái đánh giá chứng nhận và trải qua các bước như chứng nhận lần đầu tiên.

>>> Xem chi tiết

 


OCS – Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào không phải là thực phẩm có chứa từ 5-100% nguyên liệu hữu cơ. Đây là tiêu chuẩn nhằm xác minh sự hiện diện và hàm lượng nguyên liệu hữu cơ có trong một thành phẩm. Hơn thế nữa OCS giúp theo dõi được hành trình của nguyên liệu thô từ nguồn cho đến thành phẩm. Quy trình này sau đó được chứng nhận bởi một bên thứ 3 được công nhận.


HAI NHÃN CHO TIÊU CHUẨN NÀY DỰA THEO THÀNH PHẦN

OCS – Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ- Logo OCS 100: chỉ được sử dụng cho sản phẩm có chứa 95% hoặc nhiều hơn vật liệu hữu cơ.

- Logo OCS hỗn hợp: được sử dụng cho các sản phẩm chứa tối thiểu 5% nguyên liệu hữu cơ được pha trộn với nguyên liệu thô thông thường hoặc tổng hợp.

OCS 100 dựa vào xác minh của bên thứ ba để xác nhận xem thành phẩm có chứa chính xác lượng nguyên liệu hữu cơ gia tăng ban đầu hay không. OCS cho phép đánh giá và kiểm tra độc lập, minh bạch, nhất quán và toàn diện các tuyên bố về thành phần chất hữu cơ trên sản phẩm. OCS 100 bao gồm quy trình chế biến, sản xuất, đóng gói, gắn nhãn, kinh doanh và phân phối sản phẩm có chứa ít nhất 95% nguyên liệu 'hữu cơ' được chứng nhận. Có thể được sử dụng như là một công cụ doanh nghiệp với doanh nghiệp để cung cấp cho công ty phương tiện đảm bảo rằng họ đang bán chất lượng cũng như nhận đúng những gì họ thanh toán.

OCS cũng có tên khác là Tiêu chuẩn nội dung hữu cơ (OCS) dựa trên xác minh của bên thứ ba để xác minh sản phẩm cuối cùng chứa lượng chính xác của một nguyên liệu được trồng hữu cơ nhất định. Nó không đề cập đến việc sử dụng hóa chất hoặc bất kỳ khía cạnh xã hội hoặc môi trường nào của sản xuất ngoài tính toàn vẹn của vật liệu hữu cơ. OCS sử dụng chuỗi các yêu cầu lưu ký của Tiêu chuẩn Yêu cầu Nội dung (CCS).

Organic Content Standard 2.0 đã được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2016 sau khi xem xét nhiều bên liên quan.

OCS tiêu chuẩn thành phần hữu cơ hoàn thành mục tiêu này bằng cách xác minh sự hiện diện và số lượng Vật liệu hữu cơ trong một sản phẩm cuối cùng. Nó cung cấp một chuỗi hệ thống lưu ký mạnh mẽ từ nguồn nguyên liệu hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng thông qua chứng nhận. Nó cho phép đánh giá và xác minh độc lập toàn diện, nhất quán và toàn diện các khiếu nại về nội dung của Vật liệu hữu cơ trên các sản phẩm của Cơ quan chứng nhận thứ ba (CB) được công nhận. Là một công cụ business-to-business, OCS có thể được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm mà các công ty mua thực sự có chứa Vật liệu hữu cơ.

Tiêu chuẩn không bao gồm chứng nhận nguyên liệu thô, được xác minh độc lập với chứng nhận quy trình sản xuất. Nó cũng không giải quyết các đầu vào xử lý (ví dụ: hóa chất), các khía cạnh môi trường của chế biến (ví dụ: sử dụng năng lượng hoặc nước), các vấn đề xã hội, vấn đề an toàn hoặc tuân thủ pháp luật.


ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA TIÊU CHUẨN OCS 

Đối tượng mà OCS hướng đến là bộ xử lý, nhà sản xuất, thương hiệu và nhà bán lẻ, thương nhân, tổ chức chứng nhận và tổ chức hỗ trợ các sáng kiến ​​nguyên liệu hữu cơ.

OCS – Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ

OCS là bộ tiêu chuẩn tự nguyện không nhằm thay thế các yêu cầu pháp lý hoặc quy định của bất kỳ quốc gia nào. Trách nhiệm của mỗi hoạt động là thể hiện sự tuân thủ với tất cả các luật và quy định hiện hành liên quan đến hoạt động tiếp thị, lao động và kinh doanh. Khi có bất kì sự xung đột nào của pháp luật địa phương và các yêu cầu OCS. Tổ chức Chứng nhận sẽ liên hệ với TE để tìm giải pháp thiết thực nhất. Khi có sự nhầm lẫn về việc giải thích Tiêu chuẩn, điểm liên lạc đầu tiên sẽ là Tổ chức Chứng nhận OCS, sẽ liên hệ với Sàn giao dịch Dệt may nếu cần làm rõ thêm.

"Sàn giao dịch dệt may (Textile Exchange) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, được hỗ trợ bởi thành viên được thành lập năm 2003 dưới tên ban đầu là Sàn giao dịch hữu cơ. Sứ mệnh trao đổi dệt may là truyền cảm hứng và trang bị cho mọi người để tăng tốc các hoạt động bền vững trong chuỗi giá trị dệt may.


CHI PHÍ CHỨNG NHẬN OCS – ORGANIC CONTENT STANDARD

Với những tổ chức đang mong muốn nhận được chứng nhận OCS hiện đang quan tâm đến chi phí chứng nhận OCS. Thông thường tùy theo từng quy mô, phạm vi và địa điểm của doanh nghiệp mà sẽ có mức phí chứng nhận OCS khác nhau. 

Về cơ bản, chi phí chứng nhận OCS trong vòng 1 năm thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỀ XIN CẤP CHỨNG NHẬN OCS

Một số hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy chứng nhận OCS bao gồm

  • Một số hồ sơ pháp lý
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép con (Đối với các ngành nghề có điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014 và Luật đầu tư 2017)
  • Hồ sơ chứng minh phạm vi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận
  • Một số hồ sơ quy trình OCS
  • Mục tiêu OCS
  • Chính sách nguyên liệu
  • Sổ tay OCS
  • Các quy trình/biểu mẫu áp dụng tại các phòng ban (quy trình mua nguyên liệu và đánh giá nhà cung cấp, quy trình theo dõi xuất – nhập – tồn, quy trình ghi nhãn và sử dụng mác, quy trình xử lý khiếu nạo khách hàng,…)
  • Hồ sơ đánh giá nội bộ…

Thông thường về hồ sơ quy trình OCS, Doanh nghiệp có thể tự xây dựng hoặc thuê một đơn vị tư vấn OCS để hỗ trợ xây dựng.

KNA Cert với những điểm KHÁC BIỆT:

1: Hợp tác và phát triển Quốc tế:

  • KNA CERT hợp tác với tổ chức quốc tế The Vaad Hoeir of St. Louis được ủy quyền cung cấp dịch vụ chứng nhận Kosher tại Việt Nam.
  • KNA CERT hợp tác với tổ chức quốc tế Applus+ được ủy quyền cung cấp dịch vụ chứng nhận CE Marking tại Việt Nam.
  • KNA CERT hợp tác với tổ chức quốc tế CCPB được ủy quyền cung cấp dịch vụ chứng nhận ORGANIC tại Việt Nam.
  • KNA CERT hợp tác với tổ chức quốc tế TUV Austria ủy quyền đánh giá tiêu chuẩn Quốc tế tại Việt Nam….

1: Chứng chỉ hợp pháp được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền

2: “Đánh giá 1 lần, chấp nhận mọi nơi”

Chứng chỉ OCS có hiệu lực Quốc tế được công nhận bởi Tổ chức Textile Exchange

3: Đáp ứng yêu cầu trong nước, yêu cầu của nhãn hàng và xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Á, Mỹ….

4: Dịch vụ đa dạng: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, Kosher, Organic, CE Marking, FSC CoC, Hợp chuẩn – Hợp quy, An toàn lao động …


MỘT SỐ KHÁCH HÀNG

  1. Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang Việt Nam

Là doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực may mặc. Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.

Công ty TNHH Dệt May Bắc Giang Việt Nam

Áp dụng và thành công sở hữu chứng nhận OCS đã giúp Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang Việt Nam nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển mới trong ngành dệt may.

  1. Công ty TNHH Một thành viên May mặc Doanh Thy

Công ty TNHH Một thành viên May mặc Doanh Thy

Công ty TNHH Một thành viên May mặc Doanh Thy là một trong những tổ chức chuyên sản xuất hàng may mặc. Không những có dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại cũng như đội ngũ tay nghề cao. Doanh nghiệp đã cho tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn OCS thành công và đạt được giấy chứng nhận OCS có giá trị quốc tế cho sản phẩm của mình.

  1. Công ty TNHH Dệt Hằng Luân (Việt Nam)

Công ty TNHH Dệt Hằng Luân Việt Nam

Là doanh nghiệp có tiếng tại Quảng Ninh về may mặc. Công ty HENGLUN WEAVING FACTORY (Hằng Luân) hiện nay chuyên sản xuất các mặt hàng như vải dệt kim, đan móc và vải không dệt khác đến từ Trung Quốc. Công ty hiện nay đã tiến hành áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn OCS và đạt được giấy chứng nhận cho sản phẩm của bạn.

  1. Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân

Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân

Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân là một trong những tổ chức, doanh nghiệp may mặc trong ngành dệt nhuộm một cách đầy đủ trong hệ thống của Vinatex. Mới đây dệt kim Đông Xuân vinh dự được vinh danh tại lễ tôn vinh “Hàng việt nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022”

  1. Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam

Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam

Là một trong những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư tại Nước ngoài. Công ty Thygensen Textile Vietnam hiện nay chuyên sản xuất các sản phẩm dệt kim (vải và hàng may mặc). Nhận thiết kế và gia công đơn hàng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm chính của công ty gồm: Vải thể thao, vải hai lớp giữ nhiệt, vải lông cừu, vải Rib, vải Pique, vải Terry, Quần áo thời trang, đồ bơi, bít tất na, nữ, trẻ em, đồ lót, quần áo dệt kim, khăn, băng y tế,.. Mới đây công ty đã áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn OCS và đạt được giấy chứng nhận OCS. 


Liên hệ với chúng tôi

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KNA CERT

1 2 3
 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói-Chuyên nghiệp 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Hỗ trợ đăng ký/khai báo sản phẩm 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

Chia sẻ

Dịch vụ liên quan