CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

15 câu hỏi chính liên quan đến phiên bản mới tiêu chuẩn ISO 9001 và 14001 năm 2015

1: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 được ban hành khi nào ?

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) chính thức ban hành phiên bản mới 2015 của hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 từ ngày 15/9/2015

2: Khi nào thì các Doanh Nghiệp có thể thực hiện chứng nhận theo tiêu chuẩn mới ?

Việc đánh giá và chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn phiên bản mới nhất có thể thực hiện ngay sau thời điểm ban hành nêu trên.

phiên bản ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015

THAM KHẢO: Chứng nhận ISO 9001:2015 | Chứng nhận ISO 14001:2015

3: Thời hạn chuyển đổi sang phiên bản mới kéo dài bao lâu?

Theo như thông báo về việc chuyển đổi sang phiên bản mới thì quá trình chuyển đổi phải hoàn tất trong vòng 3 năm. Điều này có nghĩa là các chứng chỉ hiện tại theo phiên bản ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 sẽ có hiệu lực tối đa 3 năm kể từ khi phiên bản tiêu chuẩn mới ban hành.

4: Ưu điểm của phiên bản mới là gì ?

Việc kết cấu theo cấu trúc cấp cao (High Level Structure) sẽ giúp tạo ra sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn ISO đối với hệ thống quản lý. Hơn thế nữa tiêu chuẩn mới nhấn mạnh đến việc định hướng thị trường và sự than thiện với người sử dụng. Tiêu chuẩn phiên bản mới cũng nhấn mạnh hơn tới đặc tính và nhu cầu của các công ty đòi hỏi có một hệ thống văn bản linh hoạt.

5: Kết cấu của tiêu chuẩn mới này như thế nào ?

Với việc thực hiện theo cùng một cấu trúc cao cấp HLS ( High Level Structure). Điều này sẽ được áp dụng chung cho tất cả các tiêu chuẩn về hệ thống tiêu chuẩn quản lý, nhằm tạo ra 2 lợi ích rất quan Trọng.

1: Các thuật ngữ, định nghĩa và cấu trúc linh hoạt hơn có thể sử dụng cho tất cả các tiêu chuẩn.

2: Các tiêu chuẩn sẽ dễ hiểu hơn và có thể dễ dàng tích hợp khi áp dụng và chứng nhận.

Cấu trúc tiêu chuẩn bao gồm 10 điều khoản như sau:

1: Phạm vi

2: Tài liệu viện dẫn

3: Thuật ngữ và định nghĩa

4: Bối cảnh của tổ chức

5: Sự lãnh đạo

6: Hoạch định hệ thống quản lý

7: Hỗ trợ

8: Vận hành

9: Đánh giá thực hiện

10: Cải tiến

6: Tiêu chuẩn mới đặc biệt chú trọng đến vấn đề rủi ro như thế nào ?

Phiên bản mới này tập trung vào việc quản lý rủi ro trong bối cảnh thay đổi toàn cầu. Tư duy quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong phiên bản mới này. Tuy tiêu chuẩn không yêu cầu một hệ thống quản lý rủi ro đặc thù, nhưng tổ chức phải đảm bảo có khả năng xác định rủi ro và có các phương pháp thích hợp.  Tiêu chuẩn này cũng không có điều khoản cụ thể nào về các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên với cách tiếp cận này thì các tổ chức sẽ có cơ hội nhận biết được sớm những rủi ro và có các hành động tương ứng cụ thể.

7: Tiêu chuẩn mới đề cập đến các bên liên quan như thế nào ?

Theo như phiên bản tiêu chuẩn mới này thì tổ chức ngoài việc đpá ứng các yêu cầu về luật định và mong đợi của khách hang, tổ chức mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu của các bên liên quan. Điều này thực sự có ý nghĩa là tiêu chuẩn tính đến môi trường làm việc ngày nay đã tính đến trong tiêu chuẩn phiên bản mới. Đây cũng là cơ hội để đạt được những cải tiến thật sự cần thiết và hạn chế được rủi ro.

8: Thời gian đánh giá bổ sung đề cập nhật phiên bản trong lần đánh giá giám sát là bao nhiêu ?

Thời gian đánh giá bổ sung để cập nhật tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hoặc ISO 14001:2015 trong kì đánh giá giám sát sẽ được tính bằng tối thiểu 20% thời gian đánh giá giám sát nhưng không ít hơn 5 ngày công đánh giá tại hiện trường.

9: Chứng chỉ có được ban hành lại nếu cập nhật tiêu chuẩn phiên bản trong kỳ đánh giá giám sát?

Sau khi hoàn tất việc đánh giá giám sát, tổ chức sẽ được cấp lại chứng chỉ theo tiêu chuẩn của phiên bản mới ISO 9001: 2015 hoặc ISO 14001:2015 với giá trị hiệu lực tỏng 3 năm . Thời gian hiệu lực sẽ tiếp nối với chứng chỉ trước đó. Điều này có nghĩa là ngày hết hạn của chứng chỉ sẽ tương ứng với 3 năm tiếp theo so với chứng chỉ cũ với điều kiện thủ tục chứng nhận lại được thực hiện trong khoảng thời gian phù hợp và các điểm không phù hợp được xác nhận khắc phục thỏa đáng trước ngày đến hạn đánh giá.

10: Có cần thiết thực hiện một cuộc đánh giá thử trước khi tiến hành đánh giá cập nhật lại phiên bản ?

Nếu như tổ chức không thực sự chắc về việc hệ thống quản lý của Doanh Nghiệp mình có đáp ứng được các tiêu chuẩn theo phiên bản mới này không thì KNA sẵn sàng cung cấp dịch vụ đánh giá thử trước khi tiến hành đánh giá cập nhật. Vui lòng liên hệ số hotline: 093.2211.786 trong trường hợp Doanh Nghiệp cần them thông tin hoặc có nhu cầu tiến hành đánh giá thử.

11: Nếu việc cập nhật phiên bản không thực hiện kết hợp trong lần đánh giá giám sát hoặc đánh giá chứng nhận lại thì có thể thực hiện theo cách nào khác ?

Có thể hoàn toàn thực hiện một cuộc đánh giá riêng biệt để cập nhật phiên bản tiêu chuẩn mới. Đây sẽ là cuộc đánh giá bổ sung giữa các lần đánh giá định kì. Thời gian và chi phí đánh giá bổ sung sẽ nhiều hơn so với thời lượng nếu như kết hợp trong lần đánh giá giám sát hoặc đánh giá chứng nhận lại.

12: Tổ chức phải làm gì để đăng kí đánh giá cập nhật phiên bản trong lần đánh giá sắp tới?

Sau khi thông báo lịch đánh giá, KNA sẽ đề cập đến việc cập nhật tiêu chuẩn phiên bản mới để tổ chức lựa chọn và xác nhận. Chúng tôi khuyến nghị việc cập nhật phiên bản  nên được thực hiện trong lần đánh giá chứng nhận lại. Nếu các Doanh Nghiệp muốn cập nhật trong lần đánh giá giám sát xin vui long thông tin cho phía KNA CERT sớm nhất ( ít nhất 3 tháng trước thời hạn đánh giá).

13: Tổ chức có mất thêm phí nếu đánh giá theo phiên bản mới ngay từ khi chứng nhận lần đầu ?

Thông thường, thời lượng của các cuộc đánh giá sẽ không thay đổi so với trước đây, chính vì thế mà các tổ chức sẽ không mất them chi phí nếu chứng nhận lần đầu theo tiêu chuẩn phiên bản mới ISO 9001 hoặc ISO 14001

14: Triển khai xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2008 hay ISO 9001:2015 dễ hơn?

Với những ưu điểm vượt trội so với phiên cũ thì phiên bản 2015 sẽ dễ triển khai và mang đến nhiều thuận lợi hơn. Ngoài ra phiên bản 2015 còn có lợi thế khác như giảm bớt được các thủ tục bằng văn bản. Tổ chức, Doanh Nghiệp có thể tự xây dựng được bộ tài liệu hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo cách của mình.

15: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có đề cập đến việc tổ chức phải cân nhắc đến các rủi ro của quá trình. Đó là những rủi ro nào?

Theo như tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức cần phải có tư duy dựa trên rủi ro trong toàn bộ chu trình PDCA. Những rủi ro được tiếp cận theo quá tình. Những rủi ro nào có nguy cơ tác động đến sự thỏa mãn của khách hang cần phải được cân nhắc

 
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

 


Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 9001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 9001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan