Để có thể kiểm soát được các mối nguy hại và đảm bảo an toàn trong nhà xưởng thì việc đầu tiên cần làm đó chính là đánh giá rủi ro trong an toàn lao động. Có rất nhiều khía cạnh để đánh giá như an toàn nhà xưởng, an ninh nhà xưởng hoặc an toàn vận hành máy móc. Trong bài viết dưới đây KNA xin gửi đến bạn 5 bước thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động để bạn nắm được.
Bài viết liên quan: Huấn luyện an toàn lao động là gì? Tại sao phải tham gia công tác đào tạo này!
Đánh giá rủi ro: 5 bước thực hiện
Bước 1: Nhận diện mối nguy (Hazard identification)
Trong nhà xưởng sản xuất nơi các công nhân làm việc thường trong quá trình làm họ sẽ không để ý đến những mối nguy hiểm do chưa nhận thức hết về các mối nguy hại có thể xảy ra. Chính vì vậy với một số tips nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xác định được những vấn đề đó.
- Cử cán bộ QA, QC đi xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm những gì mà bạn có thể cho rằng sẽ gây hại hoặc mối nguy hiểm có thể xảy ra cho công nhân làm việc bên trong.
- Khảo sát nhân viên làm việc để xem ý kiến và suy nghĩ của họ về các mối nguy hại tại nơi làm việc. Họ là người thường xuyên làm việc ở đó nên sẽ báo cho bạn những điều mà bạn không thể ngay lập tức nhận biết được.
- Nếu Doanh Nghiệp của bạn là thành viên của hiệp hội nghề nghiệp hãy liên hệ với họ để có được những chỉ dẫn hữu ích cho doanh nghiệp bạn.
- Xem xét lại tất cả các hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của Công ty bạn, Với cách này sẽ giúp bạn xác định được các mối nguy hiểm trước kia để giúp giám sát an toàn tốt hơn.
Xem xét đến các yếu tố nguy hại sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh như mức độ cao của tiếng ồn hoặc tiếp xúc với các loại chất độc hại cũng như các mối nguy hiểm về an toàn lao động.
Bước 2: Xem xét khả năng tổn thương và mức độ tổn thương của từng người
Với những mối nguy hại khác nhau bạn cần phải xác định rõ ràng để xem ai là người có thể bị tổn thương. Cách này sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát được tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Bằng việc xác định các nhóm người làm việc trong các bộ phận khác nhau sẽ có thể bị những ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ: Những người làm công việc tại nơi đó thường xuyên có tiếng ồn, hay tiếp xúc với hóa chất gây hại. vv
Ghi nhớ:
- Chú ý đến một nhóm công nhân theo từng yêu cầu cụ thể. Ví dụ như lao động nhóm trẻ tuổi, bà mẹ mới sinh hoặc đang mang thai vv. Điều này rất cần thiết đối với những đối tượng bị phơi nhiễm với các mối nguy hiểm có thể xảy ra.
- Cần lưu ý đến các nhóm người có thể có mặt không thường xuyên tại nơi làm việc như khách vệ sinh, nhà thầu, công nhân bảo trì vv. Việc nắm càng rõ càng sẽ càng tốt cho việc phòng ngừa rủi ro cho Doanh nghiệp.
- Những đồng nghiệp của bạn cũng có thể bị tổn thương do các hoạt động của bạn. Bạn sẽ cần phải cân nhắc và xem xét công việc của mình có ảnh hưởng như thế nào đến những người đang hiện diện. Cũng như cách làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn hoặc nhân viên của bạn như thế nào ?
- Hãy yêu cầu nhân viên của bạn nói nên suy nghĩ và chỉ ra những gì có thể tác động và ảnh hưởng đến an toàn của bạn đã bỏ quan trong quá trình xem xét.
- Với mỗi trường hợp khác nhau bạn cần phải xác định làm thế nào mà họ có thể bị tổn thương, mức độ của chấn thương hoặc bệnh tật có thể xảy ra cho họ.
Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp giúp phòng ngừa
Sau khi bạn phát hiện được hết các mối nguy bạn sẽ quyết định những việc phải làm là gì để bảo vệ người lao động của bạn.
Đầu tiên bạn hãy ra soát lại những thông tin bạn đã làm thu thập được và những suy nghĩ về những điều mà bạn có thể làm được trong địa điểm của tổ chức. Sau đó so sánh điều này với các chuẩn mực và xem xét xem bạn nên làm điều gì để đạt đến chuẩn.
Bạn hãy tự trả lời 02 câu sau đây trong phần tự vấn đáp:
- Tôi có thể hoàn toàn thoát khỏi mối nguy đó không? (Loại bỏ hẳn mối nguy)
Nếu không, làm sao tôi có thể kiểm soát những rủi ro và tác hại của nó?
Việc kiểm soát rủi ro an toàn lao động bạn hãy áp dụng các nguyên tắc bên dưới đây và theo đúng trình tự:
- Thử một lựa chọn ít rủi ro nhất: Có hơn một chọn lựa cho bạn khi chuyển sang một loại chất ít độc hại hơn chất bạn đang sử dụng chẳng hạn.
- Ngăn ngừa sự tiếp cận hoặc cũng như phơi nhiễm các mối nguy hiểm có thể xảy ra: Như rào chắn bảo vệ nơi làm việc, dùng vật liệu cách li an toàn giữa các bên với nhau.
- Nên tổ chức sắp xếp công việc theo một cách nào đó để có thể giảm thiểu sự tiếp xúc và phơi nhiễm với các mối nguy: Ví dụ như phân chia lối đi giữa người đi bộ làm việc với các phương tiện giao thông.
- Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân đúng quy định với từng nhóm người làm việc ở những nơi khác nhau. Ví dụ như quần áo bảo hộ, giày dép, kính vv.
- Cung cấp các công trình phúc lợi: Xây dựng các phòng y tế, phòng sơ cấp cứu và phải được trang bị đầy đủ các thiết bị để giúp sơ cấp cứu cho người lao động. Huấn luyện an toàn lao động kịp thời.
Việc cải thiện sức khỏe ngăn ngừa rủi do tai nạn lao động đôi khi không cần quá nhiều chi phí. Ví cụ có thể đặt một tấm gương về một góc mù để có thể giúp ngăn ngừa được các tai nạn xe cộ tại nơi làm việc.
Liên quan đến nhân viên, bạn có thể chắc chắn rằng những gì mà bạn đề xuất có được áp dụng trong thực tế và có chắc chắn là sẽ không dẫn tới bất cứ mối nguy hiểm mới nào không?
Bước 4: Ghi chép những phát hiện của bạn và cách khắc phục
Đưa các kết quả đánh giá rủi ro của bạn vào thực tế, sẽ tạo nên sự khác biệt khi con người và doanh nghiệp của bạn nhận biết được điều nầy.
Biên soạn các kết quả của đánh giá rủi ro và phổ biến, truyền đạt đến nhân viên của bạn, đồng thời khuyến khích họ làm điều này.
Chúng ta không mong đợi một đánh giá rủi ro thật hoàn hảo - nhưng nó phải phù hợp và đầy đủ. Minh họa bằng ví dụ cụ thể để bạn có thể thấy rằng:
• Một kiểm tra thích hợp đã được thực hiện ở doanh nghiệp
• Những người có thể bị ảnh hưởng đã được bạn tham vấn
• Tất cả các mối nguy đáng kể, rõ ràng… đã được xử lý và có tính đến số nhân viên có thể tham gia
• Có các biện pháp phòng ngừa hợp lý đối với các nguy cơ còn thấp
• Mối liên quan giữa bạn và nhân viên của bạn hoặc người đại diện của họ trong tiến trình đánh giá rủi ro
• Có sẵn một mẫu đánh giá rủi ro để bạn và nhân viên của bạn tiện dụng
Nếu như bạn thấy rằng có khá nhiều việc cần phải cải tiến , bạn không nên cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc. Lập kế hoạch hành động để ứng phó với những tình huống quan trọng nhất là điều trước tiên nếu xét theo mức độ ưu tiên.
Một kế hoạch hành động tốt thường bao gồm những điều như sau:
- Chi phí rẻ hoặc dễ dàng cải tiến được nhanh chóng thực hiện trước, có thể như là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn có nhiều kiểm soát đáng tin cậy hơn.
- Giải pháp dài hạn cho những rủi ro cao nhất có thể gây ra tai nạn hay bệnh tật.
- Giải pháp dài hạn cho những rủi ro tiềm tàng với những hậu quả tồi tệ nhất.
- Sắp xếp cho nhân viên được đào tạo về các rủi ro đang hiện hữu và cách thức kiểm soát chúng.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện tại chỗ và chỉ rõ về trách nhiệm về những hành động của những người nào và vào lúc nào.
Hãy nhớ rằng, ưu tiên giải quyết những điều quan trọng nhất là đầu tiên. Khi bạn hoàn thành từng hành động, hãy đánh dấu nó trên bảng kế hoạch thực hiện của bạn.
Bước 5: Đánh giá rủi ro và sự cần thiết cập nhật lại đánh giá rủi ro của bạn
- Trong quá tình phát triển và thay đổi của công ty thì nơi làm việc sẽ không tồn tại với các thiết bị như cũ mà thường xuyên, định kì sẽ có sự thay đổi về quy trình, cách thức làm việc cũng như máy móc nên sẽ nảy sinh ra những mối nguy hiểm mới.
- Điều đó có nghĩa là việc đánh giá rủi ro an toàn lao động cần phải dựa trên tính liên tục về mặt thời gian. Chính vì vậy mà hàng năm bạn cần phải xem lại là bạn đang ở mức độ nào nhằm đảm bảo rằng bạn vẫn còn tiếp tục cải thiện hoặc chí ít là không tượu trở về mức cũ.
- Cần nhìn vào các bảng đánh giá rủi ro của bạn để xem việc có những cài tiến thường xuyên, định kì nào cần được chú ý. Ví dụ như Có vài nhân viên của bạn nhận ra thêm một vấn đề mới ư? Bạn và nhân viên của mình có điều gì cần nhớ hoặc đã học được gì từ các vụ tai nạn vừa mới xảy ra? Hãy chắc chắn rằng các đánh giá nguy cơ của bạn vẫn liên tục được cập nhật.
- Khi công việc của doanh nghiệp đang trôi chảy, người ta có thể quá dễ dàng để quên những việc xem xét, đánh giá rủi ro– nhưng đến khi phát hiện một điều gì đó đã sai lệch thì nó quá trễ.
- Tại sao bạn không dành một ngày để xem xét và đánh giá lại các rủi ro? Viết và lưu ý nó vào hồ sơ cập nhật của bạn như là một sự kiện hàng năm.
- Còn trong năm, nếu có một thay đổi gì đáng kể, đừng chờ đợi, hãy kiểm tra và đánh giá rủi ro của bạn và nếu cần thiết, hãy sửa đổi nó. Tốt nhất nếu có thể, là khi bạn đang lập kế hoạch thay đổi điều gì đó thì hãy suy tính thêm về đánh giá rủi ro - đó là cách bạn làm cho mình linh hoạt hơn.
Xem thêm: Khóa học đào tạo an toàn lao động.