CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 là gì ?

Xác định bối cảnh của tổ chức là một yêu cầu mới trong ISO 14001:2015. Vậy bối cảnh của tổ chức ISO 14001 là gì và tầm quan trọng của bối cảnh tổ chức ISO 14001 là gì? Hãy cùng KNA CERT đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 


Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 là gì?  

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 đề cập tới các yếu tố bên trong và bên ngoài, thông qua đó xác định các rủi ro và cơ hội có thể ảnh hướng đến Hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. 

bối cảnh của tổ chức iso 14001

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 được đề cập ở Điều khoản 4 thuộc tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường (EMS). 

Trong đó có 4 nội dung nhỏ bao gồm: 

  • Điều khoản 4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức 
  • Điều khoản 4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 
  • Điều khoản 4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường 
  • Điều khoản 4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống 

Phân tích chi tiết nội dung bối cảnh của tổ chức ISO 14001:2015 

Điều khoản 4.1: Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức 

Điều khoản 4.1 yêu cầu tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích của mình và ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả mong muốn của hệ thống quản lý môi trường. Các vấn đề đó phải bao gồm những điều kiện môi trường bị ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức. 

Điều kiện môi trường ở đây được định nghĩa là “trạng thái hoặc đặc điểm của môi trường được xác định tại một thời điểm nhất định”. Điều kiện môi trường có thể bao gồm: đặc điểm khí hậu; chất lượng không khí; chất lượng nước và tính khả dụng, cũng như đặc điểm sử dụng đất của một địa điểm; mức độ ô nhiễm; tính khả dụng của tài nguyên thiên nhiên... có thể ảnh hưởng đến tổ chức hoặc bị tổ chức ảnh hưởng. 

  • Những vấn đề bên ngoài tổ chức có thể bao gồm: các điều kiện môi trường địa phương, khu vực và toàn cầu; quan điểm của các bên quan tâm; các yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị, pháp lý, quy định, tài chính, công nghệ và kinh tế bên ngoài... 
  • Các vấn đề nội bộ của tổ chức có thể bao gồm: mức độ cam kết và hỗ trợ của ban quản lý; bối cảnh cạnh tranh và tính sẵn có của các nguồn lực; sản phẩm và dịch vụ của tổ chức; định hướng chiến lược và văn hóa doanh nghiệp… 

Bao quát được những vấn đề nội bộ và bên ngoài giúp tổ chức có thể xác định rủi ro và cơ hội của hệ thống quản lý môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hệ thống quản lý môi trường. 

Điều khoản 4.2: Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm 

Điều khoản 4.2 yêu cầu tổ chức phải xác định những bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường và các nhu cầu cũng như mong đợi của họ. Tổ chức cũng cần chuyển hóa những nhu cầu và mong đợi này thành nghĩa vụ tuân thủ của mình. 

Các bên liên quan có thể bao gồm: khách hàng, cộng đồng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư, nhân viên và công đoàn,.. 

bối cảnh của tổ chức iso 14001

Sau khi đã xác định được các bên liên quan, tổ chức phải xác định nhu cầu cũng như mong đợi của họ nhằm đưa ra quyết định xem nhu cầu và kỳ vọng nào sẽ được áp dụng trong hệ thống quản lý môi trường. Từ đó, các nhu cầu và mong đợi này sẽ trở thành nghĩa vụ tuân thủ đòi hỏi tổ chức phải thực hiện. Việc phản hồi và giải quyết các nghĩa vụ tuân thủ đã áp dụng này là bắt buộc.  

Điều khoản 4.3: Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường 

Điều khoản 4.3 yêu cầu tổ chức cần xác định ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý môi trường để thiết lập phạm vi của mình. 

Theo yêu cầu của điều khoản này ISO 14001, hoạt động xác định phạm vi của EMS cần phải căn cứ vào các yếu tố dưới đây: 

  • Các yếu tố bên ngoài và nội bộ của tổ chức.  
  • Những nghĩa vụ cần phải tuân thủ.  
  • Các đơn vị, các bộ phận chức năng cùng ranh giới vật lý của tổ chức. 
  • Các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những quy trình sản xuất, kinh doanh. 
  • Sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh tới các khía cạnh của môi trường.  
  • Khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm soát sự ảnh hưởng đó. 

Sau khi xác định được phạm vi của EMS, tổ chức cần phải đảm bảo tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ thuộc phạm vi này phải được đưa vào EMS. Điều đó giúp tổ chức tránh bỏ sót gây ảnh hưởng tới hiệu quả của EMS trong quá trình vận hành, áp dụng. 

Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng của EMS phải được thiết lập dưới dạng văn bản và lưu trữ trong hệ thống tài liệu, hồ sơ ISO 14001. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính sẵn có cho tài liệu về phạm vi áp dụng của EMS khi các bên quan tâm yêu cầu. Việc cung cấp phạm vi EMS cho các bên quan tâm giúp chống lại mối quan ngại rằng các tổ chức trình bày sai phạm vi thực tế của EMS. 

Điều khoản 4.4: Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống 

Điều khoản 4.4 yêu cầu tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Trong đó chú trọng tới việc xây dựng các quy trình và tương tác theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 để đạt được kết quả mong muốn. 

Tổ chức cần xác định khía cạnh môi trường phát sinh từ các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong quá khứ, hiện tại hoặc đã lên kế hoạch của tổ chức, nhằm xác định những tác động đáng kể đến môi trường.  

Ngoài ra, tổ chức cũng cần thiết lập một cấu trúc và chương trình để thực hiện chính sách môi trường và đạt được các mục tiêu môi trường đã đề ra. Căn cứ vào đây, tổ chức có thể lập kế hoạch thực hiện hành động phòng ngừa cũng như kiểm soát các hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường, đồng thời nâng cao khả năng thích nghi với những thay đổi của hoàn cảnh. 

Tầm quan trọng của bối cảnh của tổ chức ISO 14001 

  • Giúp liên kết với mục tiêu, chiến lược của tổ chức: Bằng cách hiểu bối cảnh tổ chức, tổ chức có thể liên kết nỗ lực quản lý môi trường của mình với các mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Sự liên kết này đảm bảo rằng các vấn đề về môi trường được tích hợp vào chiến lược kinh doanh tổng thể, nâng cao tính bền vững và lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.  
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc xem xét bối cảnh cho phép các tổ chức xác định rủi ro và cơ hội ISO 14001 tiềm ẩn liên quan đến hiệu suất môi trường của họ. Từ đó, tổ chức có thể đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường và chủ động thực hiện những biện pháp để giảm thiểu rủi ro và khai thác các cơ hội.  
  • Sự tham gia của các bên liên quan: Hiểu được bối cảnh tổ chức ISO 14001 giúp tổ chức xác định các bên liên quan và hiểu được lợi ích cũng như kỳ vọng của họ liên quan đến hiệu suất môi trường. Bằng cách tương tác với các bên liên quan, tổ chức có thể xây dựng lòng tin, thu thập thông tin chi tiết có giá trị và cải thiện hoạt động quản lý môi trường của mình để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.  

bối cảnh của tổ chức iso 14001

  • Tuân thủ pháp luật và quy định: Phân tích bối cảnh của tổ chức theo ISO 14001 giúp tổ chức xác định những yêu cầu pháp lý và quy định có liên quan mà doanh nghiệp cần áp dụng. Sự hiểu biết này đảm bảo rằng tổ chức vẫn tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường, giảm thiểu rủi ro không tuân thủ và các hình phạt liên quan.  
  • Đánh giá tác động môi trường: Việc xem xét bối cảnh tổ chức cho phép các tổ chức đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường đến hoạt động kinh doanh. Đánh giá này cũng cung cấp nền tảng để thiết lập các mục tiêu về môi trường cũng như thực hiện những biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.  
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Hiểu được bối cảnh tổ chức ISO 14001 giúp các tổ chức phân bổ nguồn lực phù hợp cho các hoạt động quản lý môi trường của họ. Nó đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết, chẳng hạn như tài chính, nhân sự và công nghệ, được phân bổ một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu môi trường.  
  • Cải tiến liên tục: Phân tích bối cảnh tổ chức cung cấp thông tin chi tiết về các xu hướng môi trường mới nổi, tiến bộ công nghệ và kỳ vọng thay đổi của các bên liên quan. Kiến thức này cho phép các tổ chức cải thiện liên tục các hoạt động quản lý môi trường của mình, kịp thời ứng phó với các thách thức và thúc đẩy đổi mới để tăng trưởng bền vững.  

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà KNA CERT đã muốn chia sẻ về Bối cảnh của tổ chức ISO 14001. Hy vọng những thông tin này có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của bối cảnh tổ chức ISO 14001. Nếu tổ chức đang có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến chứng nhận ISO 14001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT theo thông tin dưới đây qua:  

  • Công ty TNHH Chứng nhận KNA  
  • Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội 
  • Hotline: 0932.211.786  
  • Email: salesmanager@knacert.com 
Chia sẻ

Tin liên quan