Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Xác định bối cảnh của tổ chức là một yêu cầu mới trong ISO 14001:2015. Vậy bối cảnh của tổ chức ISO 14001 là gì và tầm quan trọng của bối cảnh tổ chức ISO 14001 là gì? Hãy cùng KNA CERT đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 đề cập tới các yếu tố bên trong và bên ngoài, thông qua đó xác định các rủi ro và cơ hội có thể ảnh hướng đến Hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.
Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 được đề cập ở Điều khoản 4 thuộc tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường (EMS).
Trong đó có 4 nội dung nhỏ bao gồm:
Điều khoản 4.1 yêu cầu tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích của mình và ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả mong muốn của hệ thống quản lý môi trường. Các vấn đề đó phải bao gồm những điều kiện môi trường bị ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức.
Điều kiện môi trường ở đây được định nghĩa là “trạng thái hoặc đặc điểm của môi trường được xác định tại một thời điểm nhất định”. Điều kiện môi trường có thể bao gồm: đặc điểm khí hậu; chất lượng không khí; chất lượng nước và tính khả dụng, cũng như đặc điểm sử dụng đất của một địa điểm; mức độ ô nhiễm; tính khả dụng của tài nguyên thiên nhiên... có thể ảnh hưởng đến tổ chức hoặc bị tổ chức ảnh hưởng.
Bao quát được những vấn đề nội bộ và bên ngoài giúp tổ chức có thể xác định rủi ro và cơ hội của hệ thống quản lý môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hệ thống quản lý môi trường.
Điều khoản 4.2 yêu cầu tổ chức phải xác định những bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường và các nhu cầu cũng như mong đợi của họ. Tổ chức cũng cần chuyển hóa những nhu cầu và mong đợi này thành nghĩa vụ tuân thủ của mình.
Các bên liên quan có thể bao gồm: khách hàng, cộng đồng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư, nhân viên và công đoàn,..
Sau khi đã xác định được các bên liên quan, tổ chức phải xác định nhu cầu cũng như mong đợi của họ nhằm đưa ra quyết định xem nhu cầu và kỳ vọng nào sẽ được áp dụng trong hệ thống quản lý môi trường. Từ đó, các nhu cầu và mong đợi này sẽ trở thành nghĩa vụ tuân thủ đòi hỏi tổ chức phải thực hiện. Việc phản hồi và giải quyết các nghĩa vụ tuân thủ đã áp dụng này là bắt buộc.
Điều khoản 4.3 yêu cầu tổ chức cần xác định ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý môi trường để thiết lập phạm vi của mình.
Theo yêu cầu của điều khoản này ISO 14001, hoạt động xác định phạm vi của EMS cần phải căn cứ vào các yếu tố dưới đây:
Sau khi xác định được phạm vi của EMS, tổ chức cần phải đảm bảo tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ thuộc phạm vi này phải được đưa vào EMS. Điều đó giúp tổ chức tránh bỏ sót gây ảnh hưởng tới hiệu quả của EMS trong quá trình vận hành, áp dụng.
Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng của EMS phải được thiết lập dưới dạng văn bản và lưu trữ trong hệ thống tài liệu, hồ sơ ISO 14001. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính sẵn có cho tài liệu về phạm vi áp dụng của EMS khi các bên quan tâm yêu cầu. Việc cung cấp phạm vi EMS cho các bên quan tâm giúp chống lại mối quan ngại rằng các tổ chức trình bày sai phạm vi thực tế của EMS.
Điều khoản 4.4 yêu cầu tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Trong đó chú trọng tới việc xây dựng các quy trình và tương tác theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 để đạt được kết quả mong muốn.
Tổ chức cần xác định khía cạnh môi trường phát sinh từ các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong quá khứ, hiện tại hoặc đã lên kế hoạch của tổ chức, nhằm xác định những tác động đáng kể đến môi trường.
Ngoài ra, tổ chức cũng cần thiết lập một cấu trúc và chương trình để thực hiện chính sách môi trường và đạt được các mục tiêu môi trường đã đề ra. Căn cứ vào đây, tổ chức có thể lập kế hoạch thực hiện hành động phòng ngừa cũng như kiểm soát các hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường, đồng thời nâng cao khả năng thích nghi với những thay đổi của hoàn cảnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà KNA CERT đã muốn chia sẻ về Bối cảnh của tổ chức ISO 14001. Hy vọng những thông tin này có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của bối cảnh tổ chức ISO 14001. Nếu tổ chức đang có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến chứng nhận ISO 14001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT theo thông tin dưới đây qua: