CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Các yêu cầu khi thiết lập Mục tiêu môi trường là gì? – KNA CERT

Khi tìm hiểu Mục tiêu môi trường là gì, các tổ chức, doanh nghiệp cần nắm rõ Các yêu cầu khi thiết lập Mục tiêu môi trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về Hệ thống quản lý môi trường.


>> Danh sách tài liệu ISO 14001:2015 bắt buộc ? 

Mục tiêu môi trường trong ISO 14001

MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG PHẢI NHẤT QUÁN VỚI CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1.a tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các mục tiêu môi trường phải nhất quán với các chính sách môi trường.

  1. Phân tích

“Nhất quán với các chính sách môi trường” có nghĩa là các mục tiêu môi trường được liên kết chặt chẽ và hài hòa với các cam kết do lãnh đạo cao nhất đưa ra trong chính sách môi trường, bao gồm cả các cam kết về cải tiến liên tục. Mục tiêu môi trường nhất quán với chính sách môi trường giúp bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ và cải tiến liên tục. Ngoài ra, có thể coi mục tiêu là cơ sở đo lường tính phù hợp của chính sách môi trường. Mỗi nội dung trong chính sách môi trường sẽ được triển khai thành các mục tiêu môi trường. Ví dụ chính sách môi trường cam kết “Sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả” thì mục tiêu là “Phấn đấu tới tháng 6/2022, giảm 2% lượng điện tiêu thụ/sản phẩm so với tháng 2022”

  1. Giải pháp
  • Đảm bảo tất cả các nội dung của chính sách đều có mục tiêu môi trường kèm theo.
  • Kiểm tra tất cả các mục tiêu có phù hợp với chính sách không.
  • Không để mục tiêu xung đột với chính sách

→ Xem thêm Chính sách môi trường trong ISO 14001


MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG PHẢI ĐO LƯỜNG ĐƯỢC

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1.b tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các mục tiêu môi trường phải đo lường được (nếu có thể).

  1. Phân tích

Yêu cầu này tương ứng với yếu tố M (Measurable) trong mô hình xây dựng mục tiêu SMART. Điều này nói lên rằng tất cả các mục tiêu cần gắn với một chỉ tiêu đo lường cụ thể.

Yêu cầu này giúp tổ chức trả lời câu hỏi: “Làm thế nào biết mục tiêu đặt ra có đạt hay không?”. Câu trả lời là các mục tiêu phải đo lường được và tổ chức phải thiết lập cơ chế đo lường và giám sát tiến độ của chúng. Tổ chức có thể sử dụng các phương pháp định lượng hoặc định tính có liên quan đến một thang đo đã định để đánh giá mục tiêu môi trường.

Cum từ “nếu có thể” ở đây công nhận rằng vẫn có những tình huống không khả thi để đo lường nhưng điều quan trọng là tổ chức có khả năng xác định một mục tiêu môi trường có đạt được hay không.

  1. Giải pháp
  • Xây dựng chỉ số đo lường cho mỗi mục tiêu. Chỉ số đo lường thường gắn liền đến một con số hay một mức độ của mục tiêu. Ví dụ như: đạt, hoàn thành, 100%, giảm X%, không có trường hợp nào, …
  • Xác định phương pháp để đo lường. Phương pháp đo lường là cách thức mà chúng ta có thể đo lường mục tiêu để biết được mức độ đạt được mục tiêu như thế nào? Phương pháp do tổ chức tự quyết định và thống nhất cho toàn bộ tổ chức. Trong một số trường hợp cùng một mục tiêu, các phòng ban sẽ có cách đo lường khác nhau.
  • Cần phân biệt mục tiêu và mục đích. Mục đích chỉ có duy nhất một đích đến và chúng ta đạt được mục đích hay không, còn mục tiêu là một bảng gồm nhiều mức độ đạt mục tiêu, ví dụ như: đạt 50% mục tiêu, đạt 100% mục tiêu hoặc đạt 150% mục tiêu.

MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG PHẢI ĐƯỢC THEO DÕI

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1.c tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các mục tiêu môi trường phải được theo dõi.

  1. Phân tích

Theo định nghĩa trong Điều 3.4.8 của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 : Theo dõi là xác định tình trạng của một hệ thống, một quá trình (3.3.5) hoặc một hoạt động. Chú thích 1: Để xác định tình trạng, đôi khi cần phải kiểm tra, giám sát hoặc quan trắc chặt chẽ.

Theo dõi mục tiêu là xác định tình trạng của mục tiêu đó, theo dõi mang tính thường xuyên, do đó tổ chức phải xác định thường xuyên tình trạng đạt được của các mục tiêu môi trường của mình.

  1. Giải pháp
  • Các yêu cầu về theo dõi phải được thiết lập một cách chắc chắn
  • Xác định người chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu
  • Xác định cách thức theo dõi thường xuyên các mục tiêu
  • Xác định phương pháp để thống kê và xử lý dữ liệu thu thập
  • Xác định phương thức diễn đạt mục tiêu
  • Xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu
  • Xác định người chịu trách nhiệm việc phân tích các mục tiêu và rút ra kết luận về tình trạng mục tiêu

MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG PHẢI ĐƯỢC TRAO ĐỔI

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1.d tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các mục tiêu môi trường phải được trao đổi

  1. Phân tích

Yêu cầu này đề cập tới tính 2 chiều của thông tin, nghĩa là thông báo mục tiêu và nhận lại phản hồi từ phía người nhận. Việc trao đổi mục tiêu cho ai, cho một số người liên quan hay là trao đổi trong toàn bộ tổ chức hay trao đổi với các bên liên quan là phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi tổ chức.

  1. Giải pháp
  • Gửi email thông báo
  • Dán thông tin bản tin
  • Phát giấy thông báo và ghi lại xác nhận đã đọc
  • Cập nhật trên mạng nội bộ và yêu cầu mọi người lên đó xem
  • Tổ chức cuộc họp toàn thể và phổ biến cho họ mục tiêu này (Lưu lại biên bản họp)

→ Xem thêm Quy trình trao đổi thông tin theo ISO 14001: https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/quy-trinh-trao-doi-thong-tin-theo-iso-14001-kna-cert


MỤC TIÊU PHẢI ĐƯỢC CẬP NHẬT KHI THÍCH HỢP

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1.e tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các mục tiêu môi trường phải được cập nhật khi thích hợp.

  1. Phân tích

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 yêu cầu chính sách môi trường phải luôn được xem xét và cập nhật lại nên mục tiêu cũng phải được cập nhật để phù hợp với chính sách môi trường.

  1. Giải pháp

Đảm bảo các mục tiêu được xem xét khi có sự thay đổi trong chiến lược, môi trường, nhu cầu của khách hàng và các khía cạnh môi trường có nghĩa hoặc các rủi ro mới xuất hiện.

Xem xét điều chỉnh mục tiêu ít nhất một năm một lần căn cứ vào: Bối cảnh tổ chức; Yêu cầu các bên liên quan; Chính sách môi trường; Các quá trình mới hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ; Công nghệ mới; Luỹ kế mục tiêu vượt hơn nhiều lần so với mục tiêu; Chiến lược công ty thay đổi; Các rủi ro mới xuất hiện; Cách khía cạnh môi trường mới, …


DUY TRÌ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG

  1. Yêu cầu trong Điều 6.2.1 tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Tổ chức phải duy trì các thông tin dạng văn bản về các mục tiêu môi trường.

  1. Phân tích

Tổ chức phải viết thành một tài liệu dạng văn bản, có thể là file giấy, file mềm, bản hiển thị, … miễn sau đó chúng được duy trì khi còn hiệu lực về mục tiêu môi trường

  1. Giải pháp
  • Thông tin dạng văn bản về mục tiêu môi trường phải có sự phê duyệt của lãnh đạo cao nhất
  • Lưu giữ các thông tin dạng văn bản về mục tiêu môi trường trong thời gian quy định

Nếu gặp khó khăn trong quá trình hoạch định hành động để đạt Mục tiêu môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ.

Chia sẻ

Tin liên quan