Chứng nhận HACCP có phải là chứng nhận Organic hay không?
Tiêu chuẩn HACCP hay tiêu chuẩn Organic đều là những tiêu chuẩn vô cùng phổ biến với những doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Chứng nhận HACCP có phải là chứng...
Khi xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu từ 6.1.1 đến 6.1.4.
Cụm từ “Thiết lập” ở đây muốn nói tới việc xác định các quá trình cần thiết và thực hiện các hành động thích hợp để đảm bảo những quá trình này luôn được vận hành tầm kiểm soát nhằm đảm bảo các mục tiêu và kết quả dự định của tổ chức. Việc thiết lập các quá trình cần thiết nhằm:
Sau khi xác định, thiết lập bước tiếp theo là tổ chức phải thực hiện những gì đã thiết lập và đảm bảo việc thực hiện giúp tổ chức đạt được kết quả dự định và giúp cho hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực. Tính hiệu lực của hệ thống được thể hiện ở chỗ:
Cum từ “duy trì” đề cập tới 2 khía cạnh là:
Như vậy “duy trì” ở đây có nghĩa là luôn luôn thực hiện những gì đã hoạch định và đảm bảo chứng đạt được kết quả mong muốn.
Khi hoạch định về hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải cân nhắc các vấn đề được đề cập tại 4.1.
Điều khoản 4.1 của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 yêu cầu các doanh nghiệp phải hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức. Tức là khi hành động giải quết rủi ro và cơ hội phải xác định những vấn đề nội bộ và bên ngoài của tổ chức, đặc biệt là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến Hệ thống quản lý môi trường.
Khi hoạch định về hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải cân nhắc các yêu cầu được đề cập tại 4.2.
Hệ thống quản lý môi trường hướng tới việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ. “Nghĩa vụ tuân thủ” bao gồm yêu cầu của các bên liên quan như Cơ quan nhà nước, yêu cầu khách hàng, cộng đồng địa phương, … mà tổ chức cho rằng cần thiết hoặc buộc phải tuân thủ.
Ví dụ: Một công ty xuất các linh kiện điện tử vào thị trường Châu Âu thì công ty đó phải đáp ứng tiêu chuẩn RoHS. Vậy khi xây dựng Hệ thống quản lý môi trường, công ty phải hoạch định thêm một quá trình kiểm soát 10 yêu tố của RoHS.
PHẢI CÂN NHẮC PHẠM VI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Khi hoạch định về hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải cân nhắc phạm vi hệ thống quản lý môi trường của tổ chức
Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội phải đảm bảo đầy đủ các quá trình trong khuôn khổ phạm vi Hệ thống quản lý môi trường, tránh lan mang ngoài phạm vi đã xác định ban đầu.
Cụm từ “phạm vi” ở đây liên quan đến 2 yếu tố:
Tất cả các yếu tố nằm trong phạm vi Hệ thống quản lý môi trường đều được xem xét khi chúng ta thiết lập các quá trình kiểm soát hệ thống.
>>. Tham gia khóa đào tạo ISO 14001:2015 tại KNA
Khi hoạch định về hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải xác định các rủi ro và cơ hội liên quan đến các khía cạnh môi trường (xem 6.1.2), các nghĩa vụ tuân thủ (xem 6.1.3) và các vấn đề và yêu cầu khác được nhận biết tại 4.1 và 4.2 là những vấn đề cần giải quyết để:
- đảm bảo hệ thống quản lý môi trường có thể đạt được các kết quả dự kiến;
- ngăn ngừa, hoặc giảm các tác động không mong muốn, kể cả tác động tiềm ẩn đến các điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức;
- đạt được sự cải tiến liên tục.
Tiêu chuẩn nói với bạn rằng, có ba nguồn có thể sinh ra
Các rủi ro và cơ hội cần phải giải quyết để đảm bảo rằng Hệ thống quản lý môi trường có thể đạt được kết quả như dự định và ngăn ngừa hoặc giảm bớt các sự ảnh hưởng bất lợi tới sự cải tiến liên tục bao gồm:
Trong đó, khía cạnh môi trường có thể tạo ra những rủi ro và cơ hội liên quan đến các tác động xấu tới môi trường, các tác động môi trường có lợi, và các tác động khác đến tổ chức. Rủi ro và cơ hội liên quan đến các khía cạnh môi trường được xác định như là một phần của việc đánh giá mức độ quan trọng hoặc được xác định riêng lẻ.
Các nghĩa vụ tuân thủ có thể tạo ra những rủi ro và cơ hội như không tuân thủ hoặc thực hiện vượt xa hơn yêu cầu nghĩa vụ cần tuân thủ, hay các rủi ro liên quan đền sự thay đổi các yêu cầu phải tuân thủ
Các vấn đề nội bộ và bên ngoài cũng tác động đến sự đạt được kết quả dự kiến, ví dụ như: môi trường nội bộ thay đổi (thay đổi máy móc, thiết bị, con người, công nghệ,…) và môi trường bên ngoài thay đổi (tác động biến đổi khí hậu, môi trường kinh doanh, …).
Trong phạm vi của hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn, bao gồm những trường hợp có thể có tác động môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải xác định các tính huống khẩn cấp tiền ẩn trong phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường có thể anh hưởng tới môi trường. Dưới đây là một số ví dụ về tình huống khẩn cấp có thể xảy ra:
Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về:
- các rủi ro và cơ hội cần được giải quyết
- (các) quá trình cần thiết trong 6.1.1 đến 6.1.4, ở mức độ hợp lý để có sự tin cậy rằng các quá trình đã được thực hiện như đã hoạch định
Thông tin dạng văn bản bao gồm tài liệu và hồ sơ.
Tổ chức phải có các thông tin dạng văn bản sau:
Để được hướng dẫn chi tiết hơn về Quy trình Xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ.
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 14001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 14001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |