ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý năng lượng. Tiêu chuẩn ISO 50001 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành lần đầu tiên vào năm 2011. Phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn này là ISO 50001:2018.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 cho phép các tổ chức thiết lập hệ thống và quy trình cần thiết để liên tục cải tiến hiệu suất năng lượng bao gồm:
- Hiệu quả năng lượng
- Sử dụng năng lượng
- Tiêu thụ năng lượng
ISO 50001:2018 – Hệ thống quản lý năng lượng cung cấp một khuôn khổ chung để doanh nghiệp:
- Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả
- Xác định các mục tiêu quản lý năng lượng
- Dựa vào cơ sở dữ liệu để hiểu rõ hơn hệ thống quản lý năng lượng và đưa ra các quyết định đúng đắn về việc sử dụng năng lượng
- Đo lường, đánh giá kết quả của hệ thống quản lý năng lượng
- Xem xét các chính sách quản lý năng lượng và thực hiện cải tiến liên tục
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 có thể được sử dụng độc lập, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn kết hợp hệ thống quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý khác hoặc tích hợp hệ thống quản lý năng lượng của mình để đạt được các mục đích khác về kinh tế, xã hội hoặc môi trường.
TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018?
- Áp dụng ISO 50001:2018 – Hệ thống quản lý năng lượng để đáp ứng yêu cầu pháp lý hiện hành và các yêu cầu khác liên quan tới năng lượng
- ISO 50001:2018 giúp tích hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn kinh doanh
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng
- Tạo môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý năng lượng
- Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm năng lượng tiêu thụ và chi phí sản xuất
- Thay đổi cách thức quản lý năng lượng của doanh nghiệp theo hướng khoa học và hiệu quả hơn
- Tiêu chuẩn ISO 50001: 2018 là cơ sở để thực hiện các hành động cần thiết nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng của mình
- Đóng góp vào mục tiêu chung của nhân loại là giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng việc giảm phát thải nhà kính liên quan đến năng lượng
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018 SO VỚI PHIÊN BẢN CŨ ISO 50001:2011
- ISO 50001:2018 giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp thêm các hệ thống quản lý khác với một cấu trúc cấp cao. Cụ thể, bên cạnh ISO 5001:2018, doanh nghiệp có thể áp dụng thêm ISO 14001:2015 (môi trường), ISO 45001:2018 (nghề nghiệp sức khỏe và an toàn), ISO 9001:2015 (chất lượng) và các tiêu chuẩn khác cho hệ thống quản lý mà không gặp trở ngại hay mâu thuẫn
- Trong phiên bản mới nhất, vai trò của lãnh đạo cao nhất được nhắc tới nhiều hơn, lãnh đạo cao nhất tham gia nhiều hơn vào hệ thống quản lý năng lượng
- Phạm vi của hệ thống quản lý không chỉ tập trung vào bản thân công ty mà mở rộng ra cả các bên đối tác và chuỗi cung ứng có liên quan đến hiệu suất năng lượng
- Chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act) được áp dụng ở cấp độ hoạt động lẫn cấp độ chiến lược
- Thay vì chỉ chú trọng hoàn thiện giấy tờ, ISO 50001:2018 nhấn mạnh tới quá trình thực hiện và duy trì trong suốt thời gian chứng nhận, đảm bảo sự cải tiến liên tục về hiệu suất năng lượng
So sánh cấu trúc tiêu chuẩn ISO 50001:2018 và ISO 50001:2011
Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng
Trong chính sách phải phản ánh cam kết của lãnh đạo cao nhất trong việc tuân thủ luật pháp về năng lượng và các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO. Đòng thời lãnh đạo cũng cần cam kết nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và thực hiện cải tiến không ngừng
Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý năng lượng
- Xác định các quy định của pháp luật và các yêu cầu khác về năng lượng mà doanh nghiệp phải tuân thủ
- Đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của tổ chức để xác định các công đoạn tiêu thụ năng lượng đáng kể và tìm ra các cơ hội cải tiến
- Xác định các chỉ số hiệu suất năng lượng và đường cơ sở năng lượng
- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu quản lý năng lượng
- Trình bày cách thức để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, bao gồm nguồn lực cần thiết, thời gian, người chịu trách nhiệm thực hiện, các nhiệm vụ cụ thể
Bước 3: Thực hiện
- Tiến hành đào tạo để nâng cao nhận thức về quản lý năng lượng cho ban quản lý và người lao động
- Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và trao đổi thông tin giữa các bên liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng
- Xây dựng và ban hành hệ thống tài liệu, hồ sơ liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng
- Xác định và kiểm soát đối với các hoạt động của tổ chức liên quan tới việc tiêu thụ năng lượng đáng kể để đảm bảo các hoạt động này được tiến hành trong những điều kiện riêng biệt
Bước 4: Kiểm tra
- Đo lường, phân tích, giám sát các yếu tố của hệ thống quản lý năng lượng nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với tiêu chí đã đặt ra
- Đánh giá mức độ tuân thủ so với pháp luật hoặc các yêu cầu khác mà tổ chức phải thực hiện
- Triển khai đánh giá nội bộ định kỳ để đảm bảo hệ thống phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
- Xác định các nguy cơ hoặc những điểm chưa phù hợp để thực hiện khắc phục và phòng ngừa cần thiết
- Có quy trình kiểm soát hồ sơ, lưu trữ thông tin
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo
Dựa vào các kết quả kiểm tra, giám sát, ban lãnh đạo có thể điều chỉnh, thay đổi hệ thống quản lý năng lượng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Những câu hỏi thường gặp về Tiêu chuẩn ISO 50001:2018