Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế như: BSCI, WRAP, SMETA, SA8000, … được toàn thế giới công nhận. Vậy “Chi phí đánh giá Trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?”, các tổ chức, doanh nghiệp hãy đọc bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi đó.
Trước khi tiến hành đánh giá Trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp cần triển khai áp dụng trên thực tế theo các yêu cầu của từng tiêu chuẩn cụ thể. Trong giai đoạn này, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào các khoản chi phí sau:
Sau khi hoàn thành việc áp dụng tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn 2 là giai đoạn đánh giá chứng nhận. Tổ chức đánh giá Trách nhiệm xã hội có thẩm quyền sẽ là chủ thể thực hiện hoạt động này. Trong giai đoạn đánh giá chứng nhận Trách nhiệm xã hội có các khoản chi phí sau:
Được cấp chứng chỉ / báo cáo Trách nhiệm xã hội chưa phải là kết thúc. Muốn duy trì tính hiệu lực của chứng chỉ / Báo cáo Trách nhiệm xã hội trong thời gian hiệu lực theo quy định thì doanh nghiệp phải trải qua đánh giá giám sát do Tổ chức đánh giá chứng nhận thực hiện. Quá trình đánh giá giám sát sẽ bao gồm các chi phí liên quan tới đánh giá giám sát định kỳ như:
Sau khi chứng chỉ / báo cáo Trách nhiệm xã hội hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá chứng nhận lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu.
Về cơ bản, chi phí tái chứng nhận Trách nhiệm xã hội cũng tương tự như chi phí cấp chứng chỉ / báo cáo lần đầu tiên. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp đã áp dụng và tuân thủ tốt tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội trong suốt thời gian trước đó thì sẽ dễ dàng tiết kiệm được khoản chi phí trước chứng nhận. Ví dụ như các tổ chức, doanh nghiệp có thể không cần thuê đơn vị tư vấn Trách nhiệm xã hội bên ngoài nữa vì đã hiểu rõ cách áp dụng tiêu chuẩn.
Quy mô ở đây đề cập tới tổng số nhân sự bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm mà tổ chức, doanh nghiệp muốn đánh giá. Quy mô càng lớn thì chi phí đánh giá Trách nhiệm xã hội càng nhiều.
Phạm vi hay nói chính xác hơn là lĩnh vực hoạt động mà tổ chức, doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ / báo cáo. Các ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi khác nhau cũng ảnh hưởng tới báo giá chứng nhận Trách nhiệm xã hội.
Có nhiều tổ chức, doanh nghiệp không chỉ có một địa điểm mà có nhiều địa điểm sản xuất – kinh doanh. Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận sẽ quyết định tới báo giá đánh giá Trách nhiệm xã hội.
Bên cạnh các yếu tố chung như quy mô, phạm vi, địa điểm đánh giá thì mỗi một tổ chức, doanh nghiệp sẽ có đặc thù, yêu cầu riêng. Sự khác biệt này cũng sẽ khiến cho việc hạch toán chi phí đánh giá Trách nhiệm xã hội của mỗi tổ chức, doanh nghiệp không hoàn toàn giống nhau.
Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn đang thắc mắc về việc “Có thể mua chứng chỉ hoặc báo cáo Trách nhiệm xã hội không?” thì KNA Cert xin phép được trả lời chắc chắn rằng: Dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào thì cũng không thể mua chứng chỉ / báo cáo Trách nhiệm xã hội.
“Chứng chỉ” hay “Báo cáo” là loại chứng nhận quốc tế uy tín và đáng tin cậy, bởi vậy mọi hình thức mua bán chứng chỉ / báo cáo Trách nhiệm xã hội đều là hành vi bất hợp pháp. Các tổ chức nếu cố tình bán chứng chỉ / báo cáo cho các doanh nghiệp mà không thông qua quy trình đánh giá chứng nhận sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí bị thu hồi giấy phép hoạt động. Ngược lại việc cố tình tìm mua chứng chỉ / báo cáo có thể khiến các tổ chức, doanh nghiệp bị lừa bởi các đối tượng, tổ chức không uy tín. Việc mua những chứng chỉ / báo cáo Trách nhiệm xã hội như vậy sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, bởi chứng chỉ / báo cáo đó không có giá trị và không được công nhận, thậm chí hành động này có thể làm giảm danh tiếng và đánh mất lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp nếu bị phát hiện.
Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp đừng chỉ vì nhanh chóng và tiết kiệm và “tiền mất tật mang”.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới các tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ chuyên gia chất lượng được đào tạo một cách bài bản, KNA luôn tìm cách tối ưu hóa chi phí đánh giá Trách nhiệm xã hội để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, KNA Cert còn miễn phí một số dịch vụ khác kèm theo dịch vụ đánh giá chứng nhận Trách nhiệm xã hội như:
Ngoài ra, Công ty TNHH Chứng nhận KNA đã đăng ký hoạt động theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 do Chính phủ ban hành Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Ngoài ra, KNA Cert cũng được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam công nhận là một tổ chức chứng nhận ISO 9001, ISO 14001 uy tín tại Việt Nam. Vì vậy, Quý Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đánh giá Trách nhiệm xã hội nên để nhận được báo giá về dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội một cách cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc email:salesmanager@knacert.com