CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đánh giá ISO 9001 theo quy trình chuẩn tại KNA CERT

Đánh giá ISO 9001 theo quy trình chuẩn tại KNA CERT

Thủ tục hợp pháp – Cấp chứng chỉ ISO 9001 Quốc tế

Đánh giá ISO 9001 là hoạt động không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp muốn được chứng nhận ISO 9001 và sở hữu chứng chỉ ISO 9001 hợp lệ. Dưới đây là các bước trong một quy trình đánh giá ISO 9001:2015.

ĐÁNH GIÁ ISO 9001 LÀ GÌ?

Đánh giá ISO 9001 là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận ISO 9001 có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO được cấp sau khi Doanh nghiệp đáp ứng sự phù hợp của tiêu chuẩn.

chứng nhận ISO 9001:2015 cho ban quản lý dự án xay dựng điện miền bắc


KNA CERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015. Chứng chỉ ISO 9001 của KNA có đầy đủ dấu công nhận Quốc tế


IAF


GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐÁNH GIÁ ISO 9001

Bước 1: Khởi động dự án áp dụng ISO 9001

Lãnh đạo doanh nghiệp chọn một ngày để họp toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức để tuyên bố về việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Bước 2: Thành lập các bộ phận chuyên trách

  • Bổ nhiệm lãnh đạo quản lý chất lượng
  • Thành lập Ban ISO
  • Bổ nhiệm trưởng Ban ISO
  • Thành lập đội ứng phó với tình huống khẩn cấp

Bước 3: Khảo sát thực trạng

Tiến hành đánh giá sơ bộ để xác định điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức đối với việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng. Đồng thời xác định các yêu cầu pháp lý về quản lý chất lượng và mong đợi của các bên liên quan.

Bước 4: Đào tạo ISO 9001:2015

Lựa chọn chuyên gia đào tạo ISO 9001 để tiến hành đào tạo nhận thức cho Đại diện lãnh đạo quản lý chất lượng, các thành viên Ban ISO và một số nhân viên liên quan. Khóa đào tạo cần làm rõ các điều khoản và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng như những phương pháp, công cụ cần thiết để xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng. Kết thúc khóa đào tạo cần có bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo.

Bước 5: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Ban ISO có trách nhiệm lập kế hoạch xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng. Trong đó phân công công việc cụ thể cho từng phòng/ban, đơn vị, bộ phận liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính, kết quả dự kiến là gì, cần hoàn thành công việc trong thời gian bao lâu.

Bước 6: Soạn thảo quy trình, tài liệu ISO 9001

Để kế hoạch áp dụng ISO 9001 được triển khai một cách suôn sẻ, tổ chức cần xây dựng các quy trình, tài liệu, hướng dẫn công việc cụ thể. Ban ISO là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn này. Tất cả quy trình, tài liệu sau khi soạn thảo xong phải được trình lên lãnh đạo để phê duyệt

Bước 7: Hoàn thiện hạ tầng, trang bị công nghệ (nếu cần)

Tổ chức cần điều chỉnh cơ sở hạ tầng, xây dựng hoặc bảo trì, sửa chữa hệ thống sản xuất, dây chuyền, kho sản phẩm,… nếu cần thiết.

Bước 9: Triển khai áp dụng ISO 9001

Các phòng/ban, đơn vị, bộ phận áp dụng các quy trình, tài liệu, biểu mẫu đã được lãnh đạo phê duyệt vào thực tế. Quá trình thực hiện ISO 9001 phải đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn công việc đã đề ra.

Bước 10: Đào tạo đánh giá nội bộ ISO 9001

Các thành viên Ban ISO được đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Chỉ những cá nhân hoàn thành bài kiểm tra mới được thực hiện đánh giá nội bộ.

Bước 11: Đánh giá nội bộ giai đoạn 1

Chuyên gia đánh giá nội bộ tiến hành đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Việc đánh giá nội bộ phải được tiến hành theo đúng quy trình, không thiên vị, giấu lỗi.

Bước 12: Hành động khắc phục giai đoạn 1

Tổ chức tiến hành khắc phục tại những điểm chưa phù hợp phát hiện được trong quá trình đánh giá nội bộ giai đoạn 1, thảo luận và tìm ra nguyên nhân của sự không phù hợp.

Bước 13: Đánh giá nội bộ giai đoạn 2

Mục đích của việc đánh giá nội bộ giai đoạn 2 là rà soát lại những điểm chưa phù hợp phát hiện trong đánh giá giai đoạn một, đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục.

Bước 14: Xem xét của lãnh đạo

Lãnh đạo xem xét kết quả đánh giá nội bộ, đưa ra các chỉ đạo, quyết định điều chỉnh nếu cần thiết, đồng thời xem xét viêc chuẩn bị chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng.


nhận báo giá sdt

GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ ISO 9001 TẠI KNA

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001

Doanh nghiệp điền các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do KNA cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 9001.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 9001

KNA gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên của KNA sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách lỹ lưỡng hơn. KNA sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp doanh nghiệp để đánh giá sự phù hợp ISO 9001 của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 9001

KNA tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng một cách hợp chuẩn.

Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

>> Mẫu mục tiêu chất lượng theo ISO 9001:2015

chứng chỉ iso 9001:2015 của KNA CERT

Mẫu chứng chỉ ISO 9001:2015 tại KNA CERT 


GIAI ĐOẠN SAU ĐÁNH GIÁ ISO 9001

Bước 1: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Theo quy định thì chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng chỉ thì KNA sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ 12 tháng/lần cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực.

Bước 8: Tái đánh giá ISO 9001

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

→ Xem thêm Chứng nhận ISO 9001


Liên hệ với chúng tôi

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN KNA CERT

1 2 3

Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 9001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 9001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mãu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786
Chia sẻ

Tin liên quan