CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO

ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ LÀ GÌ?

Đánh giá nội bộ còn có tên gọi khác là “đánh giá bên thứ nhất” là hoạt động kiểm tra, đo lường hiệu quả hoạt động trong một số bộ phận hoặc trong toàn tổ chức. Đánh giá nội bộ do một đơn vị, công ty, doanh nghiệp tự tiến hành thực hiện. Đánh giá viên trong đánh giá nội bộ có thể nhân sự của doanh nghiệp hoặc chuyên gia do doanh nghiệp thuê có kinh nghiệm và kiến thức về tổ chức, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ là một yêu cầu của tiêu chuẩn ISO mặc dù hoạt động này không thể đem lại chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện ít nhất 1 cuộc đánh giá nội bộ vào khoảng thời gian 3 tháng trước khi đánh giá chứng nhận chính thức. Sau khi được chứng nhận ISO, đánh giá nội bộ cần được tiến hành định kỳ, thông thường là 1 năm/lần trước khi tổ chức chứng nhận ISO cử chuyên gia xuống cơ sở để đánh giá giám sát thường niên.

Mục đích của đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO là để kiểm tra hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách đo lường mức độ tuân thủ của hệ thống quản lý dựa trên một hoặc nhiều tiêu chuẩn ISO. Doanh nghiệp tiến hành đánh giá nội bộ là để xem xét và cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua việc phát hiện sai phạm, thiếu sót để xây dựng kế hoạch giải quyết chúng một cách hợp lý.


Quy trình đánh giá nội bộ iso 9001:2015


TẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Một số doanh nghiệp không ủng hộ đánh giá nội bộ vì họ cho rằng quá trinh này chỉ là đang sao chép lại công việc của cơ quan chứng nhận, vì vậy đánh giá nội bộ là lãng phí nguồn nhân lực và làm gián đoạn không cần thiết các công việc. Một số doanh nghiệp khác lại nghĩ đánh giá nội bộ khiến dữ liệu thiết yếu bị che dấu và đôi khi kết quả đánh giá là dối trá hoàn toàn để duy trì ảo tưởng về sự tuân thủ. Sự thật là những lời chỉ trích này chỉ đúng khi đánh giá nội bộ tiến hành không khách quan, công bằng, trung thực.

Đánh giá nội bộ trở thành một yêu cầu của tiêu chuẩn ISO là có lý do riêng của nó. Đánh giá nội bộ là cơ hội tốt để doanh nghiệp thấy được những gì đang thực sự diễn ra trong hệ thống của mình. Nó cho thấy những tiến bộ mà doanh nghiệp đã đạt được, những điểm mạnh để phát huy và cho phép nhân viên thể hiện kỹ năng của họ hay nói lên bất cứ mối quan tâm nào. Mặt khác, đánh giá nội bộ cũng phản ánh các hạn chế tồn đọng trong hệ thống để doanh nghiệp có phương hướng xử lý kịp thời. Cụ thể, đánh giá nội bộ mang lại những lợi ích sau:

  • Đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
  • Xác định mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn ISO, chính sách, quy định đã thiết lập của hệ thống
  • Rà soát, đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
  • Kịp thời ngăn chặn các rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi sự cố phát sinh
  • Kiểm tra hiệu quả thực hiện khi triển khai xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO
  • Cung cấp bằng chứng khách quan và phản hồi thông tin để ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển trong tương lai
  • Nắm bắt được các cơ hội cải tiến hệ thống quản lý hiện tại
  • Giúp quá trình đánh giá chứng nhận ISO sau đó hoặc các cuộc đánh giá từ bên ngoài khác diễn ra thuận lợi và dễ dàng đạt kết quả tốt hơn

CÁC LOẠI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà đánh giá nội bộ có thể chia thành 3 hình thức:

  • Đánh giá hệ thống: Loại đánh giá này tập trung vào toàn bộ hệ thống quản lý của tổ chức, so sánh mục tiêu, kế hoạch, yêu cầu được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO với việc triển khai thực tế để đảm bảo từng điều khoản đều được thực hiện.
  • Đánh giá quy trình: Đánh giá quy trình là một phân tích chuyên sâu về các giai đoạn và công đoạn thực hiện để tạo ra kết quả mong muôn. Đánh giá quy trình giúp xác định các cơ hội cải tiến và các hành động khắc phục khả thi. Đánh giá quy trình thường tập trung vào một công đoạn đặc biệt, công đoạn mới, dễ bị tổn thương hoặc có rủi ro cao.
  • Đánh giá sản phẩm: Đánh giá sản phẩm có thể được tiến hành qua nhiều cuộc đánh giá (đánh giá thiết kế, đặc tính, công dụng, hình thức vận chuyển, phân phối) để đảm bảo các yêu cầu cụ thể của khách hàng với sản phẩm như kích thước, chức năng, đóng gói, ghi nhãn.

CÁCH LỰA CHỌN ĐÁNH GIÁ VIÊN KHI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Đánh giá nội bộ là một thủ tục phức tạp, đánh giá nội bộ có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của nhóm chịu trách nhiệm đánh giá, vì vậy các đánh giá viên cần được lựa chọn cẩn thận.

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu đánh giá viên thực hiện đánh giá nội bộ có cần phải là người đạt chứng chỉ, chứng nhận về đánh giá hay không? Câu trả lời là “Không”. Đánh giá viên được chứng nhận thường làm việc cho các cơ quan chứng nhận, là những người sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận (hay còn gọi là đánh giá bên thứ ba), tức là họ đánh giá hệ thống quản lý của tổ chức bạn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO, từ đó cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ tuân thủ cho bạn. Đánh giá viên được chứng nhận cũng sẽ tiến hành đánh giá giám sát để duy trì chứng chỉ của doanh nghiệp. Đánh giá viên được chứng nhận sẽ không tham gia vào hoạt động đánh giá nội bộ.

Đánh giá viên tiến hành đánh giá nội bộ có thể là nhân sự bên ngoài hoặc bên trong tổ chức và không cần phải có chứng chỉ đánh giá, tuy nhiên họ phải giữ quan điểm công bằng và khách quan. Tổ chức nên sử dụng những đánh giá viên lành nghề, có kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực. Điều này được thể hiện qua quá trình đào tạo hay việc tham gia vào các cuộc đánh giá hoặc kinh nghiệm thực hiện các cuộc đánh giá trước đây của họ.

đánh giá nội bộ

Trường hợp nhân sự nội bộ được lựa chọn để thực hiện đánh giá nội bộ, cần thiết lập một cơ chế để đảm bảo tính khách quan, ví dụ như khi đánh giá bộ phận A thì sẽ cử một đại diện từ bộ phận B để tiến hành đánh giá.

Khi lựa chọn đánh giá viên, hãy chú ý tới kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng lắng nghe của họ. Đánh giá viên cần tìm hiểu vấn đề một cách khéo léo làm sao để vừa lấy được đầy đủ thông tin cần thiết lại vừa không gây căng thẳng cho đối tượng đánh giá. Đánh giá viên cần giúp những người được đánh giá hiểu rằng chức năng chính của đánh giá nội bộ là nhằm thúc đẩy cải tiến chứ không phải để bêu xấu hay hạ bệ một ai đó, vì vậy họ có thể thoải mái bày tỏ quan điểm của mình và mọi thông tin sẽ được bảo mật để không gây ảnh hưởng tới người nêu ý kiến.

Số lượng đánh giá viên phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, quy mô hoạt động và phạm vi của cuộc đánh giá. Thông thường, nhóm đánh giá sẽ chiếm khoảng 10% tổng số nhân viên. Ví dụ một công ty có 50 nhân viên thì cần 5 đánh giá viên và một công ty có 100 nhân viên thì sẽ cần 10 đánh giá viên.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Để đảm bảo đánh giá nội bộ trở thành một công cụ hiệu quả và đáng tin cậy cho nhà quản lý thì bất cứ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô, phạm vi hoạt động ra sao đều cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây khi tiến hành đánh giá nội bộ.

  1. Đảm bảo tính khách quan

Mặc dù đánh giá nội bộ do tổ chức tự mình thực hiện nhưng đây phải là một hoạt động khách quan. Tất cả đánh giá viên nội bộ phải đảm bảo các nhận định của họ đều mang tính khách quan. Phải cân nhắc nếu đánh giá viên nội bộ đang kiểm tra chính các đồng nghiệp của mình. Không được vội vàng phán xét tốt hay xấu nếu chỉ dựa vào tình cảm hoặc quan điểm cá nhân của đánh giá viên dành cho đối tượng đánh giá trong quá khứ. Mọi kết luận đều phải được đưa ra dựa trên tình hình thực tế tại cơ sở.

  1. Bảo mật thông tin

Đánh giá viên có quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của tổ chức và thông tin của các thành viên. Phải đảm bảo giữ bí mật ở mức cao nhất để tránh những thông tin đó bị các đối tượng xấu lợi dụng.

  1. Trình bày trung thực

Đánh giá viên có trách nhiệm báo cáo lại trung thực và chính xác kết quả đánh giá, không tùy tiện thêm bớt hoặc thay đổi thông tin.

  1. Kết luận dựa trên bằng chứng

Mọi nhận xét đều phải có bằng chứng đi kèm và có thể kiểm định được. Có như vậy thì đánh giá nội bộ mới trở thành một công cụ hữu ích để cải thiện hiệu quả của hệ thống.


Các quy trình bắt buộc trong iso 9001-2015


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Bước 1: Chuẩn bị trước đánh giá

Trước khi đánh giá nội bộ, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tiết kiệm thời gian trong quá trình đánh giá. Khâu chuẩn bị bao gồm các hoạt động:

  • Thành lập ban đánh giá nội bộ với các thành viên được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của cuộc đánh giá.
  • Doanh nghiệp chọn ra trưởng ban đánh giá là người chịu tránh nhiệm công việc chính
  • Ban đánh giá thu thập các hồ sơ, văn bản, tiêu chuẩn cần thiết sử dụng trong cuộc đánh giá và nghiên cứu các tài liệu đó
  • Chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi và biểu mẫu ghi chép đánh giá hệ thống

Bước 2: Lập kế hoạch đánh giá nội bộ

  • Xác định thời gian và tần suất đánh giá nội bộ
  • Xác định mục tieeum nội dung, phạm vi, đối tượng cần đánh giá
  • Phân công vai trò, trách nhiệm cụ thể

Kế hoạch đánh giá có thể được cung cấp cho bên được đánh giá trước khi đánh giá để trưởng các bộ phận thuộc phạm vi đánh giá bố trí nhân sự, thời gian tiếp nhận đánh giá. Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết giúp cuộc đánh giá được tiến hành một cách có hệ thống và nhất quán, đảm bảo tính đồng nhất trong hoạt động của các đánh giá viên khác nhau.

Bước 3: Tiến hành đánh giá nội bộ

  • Doanh nghiệp họp khai mạc để khẳng định lại mục tiêu, phạm vi và nội dung của cuộc đánh giá cho các bên cũng như ra soát lại các tài liệu, quy trình liên quan
  • Đánh giá viên thực hiện công việc đánh giá theo kế hoạch. Trong quá trình đánh giá, đánh giá viên sử dụng các kỹ năng đã được đào tạo để thu thập bằng chứng và đối chiếu với các chuẩn mức mực đánh giá để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý so tới tiêu chuẩn ISO.
  • Mọi thông tin, kết quả đánh giá cần được ghi chép đầy đủ.
  • Trước khi kết thúc hoạt động đánh giá, đánh giá viên cần tổng kết những điểm cơ bản phát hiện trong quá trình đánh giá với đại diện bên được đánh giá để xác minh lại lần cuối các kết luận

Bước 4: Báo cáo đánh giá

Sau khi kết thúc đánh giá, nhóm đánh giá sẽ có cuộc họp riêng để tổng kết và thống nhất về những điểm tuân thủ và chưa tuân thủ của hệ thống.

Tiếp đến, một cuộc họp tổng kết với lãnh đạo danh nghiệp và nhóm đánh giá sẽ diễn ra để trình bày các thông tin phát hiện được và các kết luận của nhóm đánh giá. Nội dung cuộc họp bao gồm:

  • Ưu điểm và nhước điểm của hệ thống
  • Những điểm chưa tuân thủ và mức độ chưa tuân thủ
  • Thảo luận để tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới sự chưa tuân thủ
  • Thống nhất ý kiến để rút kinh nghiệm cho những lần đánh giá sau

Sau khi kết thúc cuộc họp tổng kết, trưởng nhóm đánh giá sẽ lập một báo cáo thể hiện một cách tổng quát và khách quan thực trạng của tổ chức. Báo cáo đánh giá bao gồm các thông tin sau:

  • Thời gian đánh giá
  • Các khu vực được đánh giá
  • Tiêu chuẩn sử dụng
  • Thành phần nhóm đánh hóa
  • Danh sách các cá nhân phỏng vấn
  • Các điểm không phù hợp (biểu hiện, mức độ, bằng chứng)
  • Kết luận và đề xuất cải tiến

Bước 5: Lưu trữ hồ sơ và theo dõi sau đánh giá

  • Các hồ sơ, tài liệu, báo cáo đánh giá nội bộ cần được lưu trữ lại để có các bằng chứng, cơ sở đối chiếu với các cuộc đánh giá tiếp theo nếu cần thiết.
  • Doanh nghiệp cũng cần theo dõi tiến độ khắc phục của hệ thống theo những cải tiến đã được đề xuất. Nhóm đánh giá sẽ tiến hành đánh giá lại để chắc chắn việc khắc phục những điểm chưa tuân thủ đã được hoàn thành.
Chia sẻ

Tin liên quan