CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

[ISO 45001:2018] Rủi ro OHS là gì? – KNA CERT

“Rủi ro OHS là gì?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu bộ tiêu chuẩn ISO 45001 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS).


Rủi ro OHS là gì?


OHS LÀ GÌ?

“OHS” là viết tắt của cụm từ “Occupational Health and Safety” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Sức khỏe và an toàn lao động” hay “An toàn vệ sinh lao động”.

RỦI RO OHS LÀ GÌ?

“Rủi ro OHS” hay còn gọi là “Mối nguy ATVSLĐ” là bất kỳ cái gì có thể gây ra nguy hại cho an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao động.

MỘT SỐ GỢI Ý KHI BẮT ĐẦU CÂN NHẮC VỀ RỦI RO OHS

Việc xem xét rủi ro OHS có thể bắt đầu từ những câu hỏi sau:

  • Nhân viên hiện tại có thường xuyên làm việc thêm giờ không?
  • Làm việc thêm giờ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của nhân viên không?
  • Cơ sở hạ tầng, phúc lợi tại nơi làm việc có đảm bảo không (nhà vệ sinh và phòng thay đồ / phòng nghỉ, …)
  • Trong thời gian qua có xảy ra vụ việc tai nạn lao động nào khồng?
  • Tổ chức có ý định tiến hành đánh giá rủi ro và sửa đổi hệ thống làm việc an toàn hơn trong khoảng thời gian tới không?
  • Tổ chức sẽ cung cấp chương trình đào tạo cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức về mối nguy ATVSLĐ như thế nào?
  • Tổ chức có cơ chế giám sát và quản lý phù hợp cho các hoạt động không?
  • Tổ chức có quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp không?
  • Tổ chức có khả năng sơ cứu và bố trí cứu hỏa phù hợp với các quy trình làm việc đã xem xét không?
  • Các hướng dẫn làm việc an toàn có được phổ biến cho người lao động không?
  • Có phương án thay thế trong trường hợp nhân viên vắng mặt hay ốm đau không?

ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN LÀ GÌ?

Việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại Điều 2 - Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  2. Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
  • Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế
  • Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
  • Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại
  • Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
  • Thi công công trình xây dựng
  • Đóng và sửa chữa tàu biển
  • Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
  • Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
  • Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày
  • Tái chế phế liệu
  • Vệ sinh môi trường

THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC

Đánh giá nguy cơ mất an toàn tại nơi làm việc cần được tiến hành tại 3 thời điểm sau:

  • Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
  • Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

YÊU CẦU VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO OHS?

  • Đối tượng tham gia đánh gía rủi ro là người phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá.
  • Thông thường để đánh giá rủi ro, cần phải có ít nhất từ 03 đến 05 thành viên tham gia vào nhóm đánh giá
  • Nhóm này cần có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như: cơ khí , hóa chất , y tế, điện…Đây là những ngành nghề có khả năng xảy ra tai nạn lao động rất cao. Do đó, cần phải đánh giá rủi ro kịp thời và chính xác để hạn chế tai nạn lao động.

QUY TRÌNH NHẬN DIỆN MỐI NGUY ATVSLĐ

Bước 1: Nhận diện những mối nguy

Bất kì thứ gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy họa môi trường đều bị coi là mối nguy.

Bước 2: Xác định đối tượng bị tổn thương và mức độ tổn thương do mối nguy

Sau khi nhận diện được mối nguy, tổ chức cần xác định rõ ràng đối tượng có thể bị tổn thương bởi mối nguy.  Trong đó xác định các nhóm làm việc bị ảnh hưởng hoặc các nhóm có khả năng bị ảnh hưởng khi làm việc.

Bước 3: Đánh giá các rủi ro

Khi phát hiện mối nguy và xác định được đối tượng bị ảnh hưởng, tổ chức cần kiểm tra hết sức cẩn thận xem những mối nguy này có nguy hiểm không. Nếu mối nguy quá nhỏ hoặc khả năng không gây ra những rủi ro gì thì có thể bỏ qua. Ngược lại, nếu phát hiện mối nguy lớn có khả năng gây ra rủi ro thì cán bộ phụ trách phải cho tạm dừng công việc tại đó để kiểm tra, giám sát kỹ càng. Đồng thời bộ phận chịu trách nhiệm sẽ phải tiến hành đánh giá rủi ro một cách chính xác.

Bước 4: Đề xuất biện pháp phòng ngừa

Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, tổ chức cần xác định mức độ ưu tiên và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp với từng mối nguy để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Bước 5: Lập kế hoạch thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro

Sau khi lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất, tổ chức phải lên một kế hoạch để triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro. Giai đoạn này cần có sự giám sát và đánh giá kết quả thực hiện để kiểm tra mức độ hiệu quả của biện pháp.

Bước 6: Lưu hồ sơ và Cập nhật

Tất cả những phát hiện, kế hoạch, kết quả giám sát và đánh giá cần phải được lưu lại trong thời gian quy định và cập nhật khi cần thiết.

→ Xem thêm Quy trình đánh giá các rủi ro trong lao động


BẢNG NHẬN DIỆN MỐI NGUY OHS

Sau đây là mẫu bảng nhận diện mối nguy OHS:

Quá trình

Hoạt động

Bước công việc

Mối nguy

Rủi ro

Người tại vị trí

Biện pháp ứng cứu khẩn cấp

Ghi chú

STT

Mô tả mối nguy

Đánh giá mối nguy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


LỢI ÍCH KHI ĐÁNH GIÁ RỦI RO OHS LÀ GÌ?

  • Là một trong những hoạt động chính giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp
  • Tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế về ATVSLĐ
  • Giúp tập trung vào những rủi ro nổi cộm tại nơi làm việc – những rủi ro có khả năng gây tác hại thực sự.
  • Xóa bỏ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất những nguy hiểm và rủi ro liên quan tới công việc
  • Tăng năng suất lao động

---------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc về Rủi ro OHS là gì theo yêu cầu của ISO 45001:2018, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc email salesmanager@knacert.com


Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 45001:2018 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 45001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786
Chia sẻ

Tin liên quan