Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Sau khi thành công với việc kí kết các hiệp định tự do CPTPP và EVFTA sẽ giúp đạo điều kiện rất lớn cho ngành dệt may nước ta mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu khi thuế suất giảm dần về 0%.
Năm 2020 được đánh giá là dấu mốc trong nền kinh tế nước ta hội nhập với thị trường nước ngoài. Khi mà Việt Nam đã kí kết được hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi trước đó.
Hai hiệp định quan trọng này có thể giúp Doanh Nghiệp Việt nói chung và Ngành dệt may nói riêng có cơ hội tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, song song với các cơ hội tiếp cận những thị trường mới, quá trình hội nhập cũng đem tới không ít thách thức cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung giúp tạo ra xu hướng cho các nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác dịch chuyển sang đầu tư tại Việt Nam thay vì Trung Quốc. Việc này vừa để tránh thuế cao vừa để được hưởng mức thuế suất thấp của CPTPP và EVFTA.
Các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng hiệu quả cho ngành khi thuế suất giảm dần về 0%. Quy tắc xuất xứ từ sợi theo quy định của Hiệp định CPTPP và theo quy định của Hiệp định EVFTA trừ một số ngoại lệ sẽ thu hút đầu tư vào các khâu yếu như dệt, nhuộm.
Hơn nữa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn tạo điều kiện để dệt may Việt Nam giải quyết khâu yếu về năng suất, chất lượng, thay thế những công việc lặp đi lặp lại, độc hại, nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi sự chính xác cao hay các khâu thiết kế, phát triển thương hiệu.
Ngoài những thuận lợi cho ngành dệt may nêu trên thì theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam ông Vũ Đức Giang chỉ ra một số thách thức cần phải vượt qua. Đó chính là để được hưởng lợi ích về thuế suất của CPTPP và EVFTA Việt Nam phải tập trung phát triển nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu nội khối hay các quy định ngoại lệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ.
Một thách thức lớn mà Việt Nam phải vượt qua chính là việc hiện nay chúng ta là nước chuyên may gia công. Nguồn nguyên liệu nhập cho may xuất khẩu đang chiếm đến 80%. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu lại chủ yếu đến từ Trung Quốc với 55%, Hàn Quốc 16%, Đài Loan 12% và Nhật Bản 6%. Chính vì thế để cạnh tranh được bền vững sau khi ra nhập thì cần phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tiến tới sự cung cấp nguồn nguyên phụ liệu nội địa.
Thị trường các nước CPTPP và EU là thị trường đẳng cấp và khó tính, trong khi tại thị trường trong nước các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn đến từ châu Âu và các nước CPTPP.
Với thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đó là khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam.
Khi bước vào thời đại 4.0 khiến Việt Nam cần có nguồn nhân lực có chất lượng cao và chuyên môn hóa.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế, mở rộng thị trường, hưởng ưu đãi thuế từ quá trình hội nhập sâu, rộng của kinh tế Việt Nam. Chi phí nhân công của ngành còn tương đối rẻ so với nhiều nước trong khu vực, lực lượng lao động dồi dào phù hợp cho phát triển dệt may, các chính sách của Nhà nước thông thoáng hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều bất cập hiện hữu cũng làm hạn chế sự phát triển, năng lực cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp như: nguồn cung nguyên phụ liệu thiếu hụt và mất cân đối, tạo ra điểm "nghẽn" tại khâu dệt nhuộm, trong khi nhiều địa phương không khuyến khích phát triển dệt nhuộm do lo ngại gây ô nhiễm môi trường, may xuất khẩu vẫn gia công là chính.
Cùng với đó, việc chuyển đổi lên các hình thức cao hơn FOB (tự chủ về nguyên liệu), ODM (tự thiết kế bán hàng), OBM (sở hữu nhãn hàng riêng) diễn ra chậm. Khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 62% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, nhưng thiếu liên kết, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, công nghệ với các doanh nghiệp trong nước. Trình độ công nghệ, thiết bị doanh nghiệp dệt may hiện đa phần chỉ ở mức trên trung bình, ngoại trừ công đoạn may, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khâu xơ, dệt, nhuộm.
KNA Cert còn cung cấp cho các Doanh Nghiệp trong ngành này làm những tiêu chuẩn như ISO 14001 về môi trường, Các tiêu chuẩn về Trách Nhiệm xã hội dành riêng cho ngành may mặc như:
Theo: bnews.vn