CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Những thông tin cần có của giấy đăng ký chứng nhận hợp quy

Không phải cứ sản xuất hàng hóa ra là có thể tự do lưu thông trên thị trường. Hàng hóa cần chứng nhận hợp quy, tức là phải trải qua các khâu kiểm duyệt để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng. Vậy giấy đăng ký chứng nhận hợp quy gồm những thông tin gì, bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp phần nào thắc mắc cho người đọc.


giấy chứng nhận hợp quy

GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ ?

Một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác nhận có điều kiện và kỹ thuật phù hợp với các quy định kỹ thuật tương ứng sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc áp dụng với tất cả các doanh nghiệp. Các loại hàng hóa khác nhau sẽ có phương thức đánh giá khác nhau.

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Tất cả các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình theo tiêu chuẩn địa phương, quốc gia, khu vực, quốc tế quy định đều phải chứng nhận hợp quy trước khi mang ra thị trường tiêu thụ. Nhìn chung, các sản phẩm này thường liên quan tới vấn đề an toàn, sức khỏe và môi trường.

Phải trải qua nhiều khâu kiểm duyệt khác nhau để một mặt hàng được cấp giấy chứng nhận hợp quy. Trong đó, quan trọng nhất là sản phẩm phải tuyệt đối tuân thủ các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng tương ứng.

Dựa vào tính chất và tiêu chí đánh giá, có thể chia những đối tượng bắt buộc phải chứng nhận thành các nhóm sản phẩm sau:

  • Vật liệu xây dựng: Gỗ, xi măng, nhôm kính, các loại sơn,…
  • Sản phẩm nông nghiệp: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,…
  • Thực phẩm: Sữa, rượu, bia, nước ngọt, chất phụ gia,…
  • Sản phẩm thông tin: máy tính, laptop, điện thoại,….
  • Sản phẩm thuộc bộ quản lý khoa học công nghệ: Đồ chơi cho trẻ em, thiết bị điện, điện tử,…
  • Các sản phẩm khác theo luật định

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Theo quy định, có 8 phương thức chứng nhận hợp quy. 8 phương thức này là 8 cách thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình để kết luận xem sản phẩm đó có đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không.

Phương thức 5 và 7 được sử dụng phổ biến nhất. Trong đó, chứng nhận hợp quy phương thức 5 dùng để thử nghiệm đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Đây là phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm tại nơi sản xuất hoặc mẫu trên thị trường để kiểm nghiệm. Còn phương thức 7 được áp dụng với các sản phẩm nhập nhẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tương đương với thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa.

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là gì ?

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 là gì ?


QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia là điều kiện tiên quyết của quy trình chứng nhận hợp quy. Sản phẩm xin cấp chứng nhận phải đảm bảo điều kiện này thì mới xét duyệt tiếp tới các tiêu chí khác. Tuy nhiên vì tiêu chuẩn quốc gia chỉ đề cập chung tới số lượng sản phẩm, do đó, cần xây dựng thêm tiêu chuẩn về cơ sở và các quy định về kỹ thuật.

quy trình chứng nhận hợp quy

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hợp quy trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gián tiếp thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện hoặc đăng ký online. Doanh nghiệp sẽ có thời gian 3 ngày để bổ sung hồ sơ đăng ký nếu được yêu cầu. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì kết quả thẩm định sẽ được gửi cho doanh nghiệp trong vòng 15 ngày. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo lý do cụ thể nếu sản phẩm kiểm duyệt không đạt yêu cầu để cấp chứng nhận hợp quy.

CÁC THÔNG TIN TRÊN GIẤY ĐĂNG KÍ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy cho một sản phẩm có những thông tin sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Đơn nghị chứng nhận hợp quy
  • Tên doanh nghiệp, tổ chức đề nghị chứng nhận hợp quy
  • Số điện thoại, fax, mã số doanh nghiệp/số định danh cá nhân
  • Địa chỉ cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, tổ chức đề nghị chứng nhận hợp quy (đối với doanh nghiệp trong nước)
  • Thông tin của người liên hệ (Tên và số điện thoại)
  • Tên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đề nghị chứng nhận hợp quy
  • Ký hiệu
  • Nơi sản xuất
  • Kết quả kiểm nghiệm (nêu rõ tên, địa chỉ đơn vị kiểm nghiệm, thời gian của bản kiểm nghiệm)
  • Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng tương ứng
  • Tài liệu liên quan đi kèm
  • Cam kết của doanh nghiệp
  • Chữ ký, tên của đại diện doanh nghiệp và đóng dấu

Các thông tin được điền càng đầy đủ và chính xác bao nhiêu thì càng dễ được xét duyệt bấy nhiêu. Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm giấy tờ hoặc thông tin cần thiết khác.


CHỨNG NHẬN HỢP QUY MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ ?

3.1. Với doanh nghiệp:

  • Do giấy chứng nhận hợp quy là thủ tục pháp lý bắt buộc nên doanh nghiệp không thể sản xuất hoặc phân phối nếu không có giấy này.
  • Giấy chứng nhận hợp quy là minh chứng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn áp dụng
  • Giảm bớt các quy trình kiểm chứng khác và dễ dàng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài hơn
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Tạo dựng niềm tin cho khách hàng và đối tác, mở rộng cơ hội kinh doanh

3.2. Với người tiêu dùng

Người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng các sản phẩm đã được kiểm duyệt, tránh nhầm lẫn với các hàng giả, hàng kém chất lượng

3.3. Với cơ quan quản lý nhà nước

Chứng nhận hợp quy giúp các ban ngành quản lý các sản phẩm lưu thông trên thị trường tốt hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn phần nào về chứng nhận hợp quy và những lợi ích mà nó đem lại.

Chia sẻ

Tin liên quan