Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Ngành dệt may hiện nay bên cạnh việc phát triển còn gặp phải nhiều thách thức về tìm nguồn cung ứng. Cụ thể như với việc sử dụng các sản phẩm động vật như lông vũ, len, lông len dê, len ca-sơ-mia-a. Và với sự phát triển của Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm (RDS - Responsible Down Standard), một tiêu chuẩn hàng đầu về chăm sóc động vật trong các sản phẩm lông vũ đã được tạo ra.
RDS viết tắt từ cum từ “Responsible Down Standard” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm”. Tiêu chuẩn RDS được ra mắt lần đầu vào năm 2014, thuộc quyền sở hữu và quản lý của tổ chức Textile Exchange. RDS là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba nhằm giải quyết vấn đề phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng Lông vũ và chuỗi hành trình sản xuất nguyên liệu lông vũ, lông tơ từ các trang trại được chứng nhận cho đến sản phẩm cuối cùng.
→ Xem thêm Giới thiệu về Tổ chức Textile Exchange
Responsible Down Standard 3.0 là phiên bản mới nhất tới thời điểm hiện tại của Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm RDS. RDS 3.0 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Tất cả các cuộc kiểm tra được thực hiện sau ngày 30 tháng 6 năm 2020 sẽ được thực hiện bằng RDS 3.0. Trước đó, tiêu chuẩn RDS có 2 phiên bản là RDS 1.0 (2014) và RDS 2.0 (2015).
Mục đích và tinh thần của tiêu chuẩn RDS được phản ánh tốt nhất bởi một trong các định nghĩa của Oxford Dictionary về trách nhiệm: “chịu trách nhiệm đạo đức về hành vi của mình”. Không chỉ nông dân, mà các thương hiệu và các thành viên chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc, tuân thủ Năm quyền tự do của động vật cung cấp lông vũ, và để đáp ứng sự tin tưởng của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm RDS.
Bộ tiêu chuẩn RDS được xây dựng với mục đích đảm bảo động vật có lông vũ bị lấy lông không bị đe dọa không cần thiết. Nhà ban hành tiêu chuẩn mong muốn RDS sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp lông vũ, khuyến khích đối xử nhân đạo với vịt và ngỗng. Bên cạnh đó tiêu chuẩn này cũng giúp cho các công ty và người tiêu dùng sở hữu một công cụ để biết những gì có trong sản phẩm của mình, từ đó đưa ra các tuyên bố một cách chính xác.
Giới thiệu
Giới thiệu về Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm
Giới thiệu về Textile Exchange
Cách tiếp cận
Hướng dẫn sử dụng tài liệu này
A1. Tài liệu tham khảo
A2. Mức độ yêu cầu
B1. Phạm vi
B2. Yêu cầu
B3. Chứng nhận trang trại
B4. Chứng nhận giết mổ
B5. Chứng nhận chuỗi cung ứng
AW1. Dinh dưỡng
AW2. Môi trường sống
AW3. Quản lý động vật
AW4. Xử lý và vận chuyển
AW5. Quản lý, kế hoạch và thủ tục
AW6. Giết mổ
D1. Điều kiện để được chứng nhận nhóm trang trại
D2. Yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ
D3. Yêu cầu đối với thành viên nhóm
D4. Kiểm tra thành viên
D5. Thêm và loại bỏ thành viên
E1. Điều kiện để được cấp chứng nhận khu vực trang trại
E2. Quản lý khu vực trang trại
E3. Yêu cầu của người thu gom
F1. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc của trang trại
F2. Tiêu chí về Quy trình giám sát nguồn gốc
Phụ lục A. Định nghĩa
Phụ lục B. Đánh giá rủi ro
Phụ lục C. Thành viên nhóm công tác quốc tế
Tôn trọng quyền lợi của chim và ngỗng, từ khi ấp nở đến khi giết mổ. Đảm bảo năm quyền tự do về phúc lợi động vật:
Cấm loại bỏ lông tơ hoặc lông vũ của gia cầm sống (nhổ lông sống hoặc thu hoạch thay lông). Hành vi ép ăn cũng bị cấm.
Chứng nhận RDS đảm bảo danh tính của lông tơ và lông vũ được duy trì từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.
Tổ chức chứng nhận chuyên nghiệp của bên thứ ba kiểm tra từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Chỉ những sản phẩm có 100% lông vũ được chứng nhận mới có thể mang biểu tượng RDS.
Chỉ những sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu mới có thể được dán nhãn logo RDS.
RDS được phát triển với sự đóng góp của nông dân, các chuyên gia về quyền lợi động vật, các chuyên gia về bảo tồn đất, các thương hiệu và nhà bán lẻ từ mọi nơi trên thế giới.
Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm RDS (Responsible Down Standard) được áp dụng cho:
Tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm có chứa ít nhất 5% Lông vũ RDS, tính theo phần trăm nguyên liệu. Các sản phẩm cuối cùng có chứa Lông vũ nguyên chất không được chứng nhận không được phép dán nhãn với tên hoặc biểu tượng RDS.
Lưu ý: Sợi lông vũ tái chế và lông từ các loài chim hoang dã không đủ điều kiện để được chứng nhận.
→ Xem thêm Chứng nhận RDS
Khi một thương hiệu chọn áp dụng tiêu chuẩn RDS thì tương ứng với một số điều xảy ra:
Một đoàn đánh giá đến thăm một nhà máy hoặc công ty, bên đánh giá khách quan sẽ kiểm tra các tài liệu và thủ tục, phỏng vấn nhân viên và công nhân. Kết quả của chuyến thăm này được gọi là báo cáo đánh giá.
Báo cáo đánh giá được gửi đến tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét tất cả kết quả và quyết định xem công ty đó có đủ điều kiện được cấp chứng nhận hay không. Với mỗi chứng nhận được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận đều có sự tham gia của 2 đối tượng: Một thanh tra viên và một người chứng nhận. Đây được gọi là nguyên tắc 4 mắt - nguyên tắc 2 người giám sát.
Lưu ý:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm RDS hoặc chứng nhận RDS, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com