Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay. ISO 9001 cũng là cơ sở để xây dựng hàng loạt tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 22000, ISO 14001, ISO 13485…Vậy tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Sự ra đời và phát triển ISO 9001 như thế nào? Hãy cùng với KNA CERT trả lời các câu hỏi trên qua đọc bài viết dưới đây.
ISO - International Organization for Standardization là Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá. ISO là một tổ chức độc lập, phi chính phủ thành lập vào ngày 23/02/1947 và có trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sĩ. ISO là một liên đoàn toàn cầu của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia từ hơn 160 quốc gia, mỗi quốc gia thành viên có một cơ quan tham gia.
Sứ mệnh của tổ chức là thúc đẩy sự phát triển của tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế, và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.
Công việc của ISO dẫn đến các thỏa thuận quốc tế được công bố dưới dạng Tiêu chuẩn quốc tế. Đa số các tiêu chuẩn ISO là tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật đặc thù cao (ISO 838, ISO 216,...) và tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, ISO 27001,..).
ISO 9001 là tiêu chuẩn xác định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) . Nó giúp các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Trọng tâm chính của tiêu chuẩn ISO 9001 là đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt quá mong đợi của khách hàng.
Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên ISO 9001:
Tiêu chuẩn ISO 9001 dựa trên một loạt các tiêu chuẩn ISO 9000:
Các yêu cầu của ISO 9001 đều mang tính chung và có mục đích áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, bất kể loại hình hay quy mô, hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp.
Tiêu chuẩn mới nhất ISO 9001 này dựa trên 7 Nguyên tắc quản lý chất lượng và các Nguyên tắc Quản lý Chất lượng này được xác định như sau:
Việc tuân thủ ISO 9001 đảm bảo khách hàng nhận được các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt, đồng đều, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Nguồn gốc của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) có thể bắt nguồn từ Thế chiến thứ 2, khi nhu cầu về các tiêu chuẩn an toàn tốt hơn trong các nhà máy sản xuất thiết bị nổ xuất hiện. ISO 9000, hay còn gọi là loạt tiêu chuẩn BS 5750, được giới thiệu vào năm 1979 để các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Tiêu chuẩn ISO 9001, được xây dựng dựa trên những hướng dẫn ban đầu này, được chính thức giới thiệu phiên bản đầu tiên vào năm 1987 khi nhiều công ty ngày càng trở nên thất vọng với những hướng dẫn ban đầu của BS 5750. Điều này là do các hướng dẫn ban đầu đặc biệt hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, nghĩa là chúng không phù hợp với một số loại hình công ty và ngành công nghiệp khác.
ISO 9001 dùng để giải quyết những vấn đề này và đưa ra một khuôn khổ chung về quản lý chất lượng mà tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp đều có thể tuân thủ. ISO 9001 được thiết kế thân thiện với mọi sản phẩm, ngành nghề và liên tục được cập nhật hoặc sửa đổi đề phù hợp với tình hình thực tế
Lần sửa đổi đầu tiên được thực hiện vào năm 1994. Phiên bản 9001-2-3:1994 có 20 yêu cầu, trong đó mục đích của ISO là chuyển trọng tâm của tiêu chuẩn ban đầu sang hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nhằm giám sát và kiểm tra sản phẩm ở mọi giai đoạn liên quan đến việc tạo ra chúng thay vì chỉ kiểm tra ở giai đoạn hoàn thiện. Thay đổi này tập trung vào việc đảm bảo chất lượng bằng cách sử dụng các hành động dự đoán thay vì khắc phục mọi vấn đề đã phát sinh. Về bản chất, QMS đã chuyển từ trạng thái 'chữa bệnh' sang 'phòng ngừa'.
Phiên bản ISO 9001:2000 sửa đổi vào năm 2000. Đây là phiên bản có sự thay đổi lớn so với các phiên bản trước, phiên bản lần này có 8 yêu cầu. Mục đích thay đổi là đơn giản hóa các quy trình và tài liệu liên quan để các công ty sẽ ít phải chịu gánh nặng về các quy trình kiểm soát chất lượng nếu họ không thực sự sản xuất ra các sản phẩm mới.
Bên cạnh đó là sự tăng cường sự tham gia của ban quản lý cấp cao để tích hợp kiểm soát chất lượng trong toàn bộ doanh nghiệp, kết nối mọi cấp bậc trong hệ thống phân cấp của công ty.
Ngoài ra, mục tiêu phiên bản mới này là tăng hiệu quả thông qua việc sử dụng các số liệu đo lường hiệu suất quy trình, trong đó cải tiến quy trình liên tục và theo dõi sự hài lòng của khách hàng trở nên tối quan trọng.
Phiên bản ISO 9001:2008 có một số thay đổi nhỏ so với những thay đổi trước đó. Trong phần lịch sử hình thành ISO 9001 này, các tiêu chuẩn hiện có đã được làm rõ hơn để nâng cao tính nhất quán với các tiêu chuẩn ISO khác mà không đưa ra các yêu cầu mới.
Phiên bản ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện tại trong lịch sử hình thành và phát triển ISO 9001
Việc sửa đổi lần này diễn ra sau khi người ta quyết định rằng cần có QMS trong 25 năm tới và đưa ra Nguyên tắc quản lý Chất lượng. Phiên bản ISO 9001:2015 tập trung nhiều hơn vào việc tích hợp với các tiêu chuẩn khác, ít mang tính quy định hơn và quan tâm nhiều hơn tới hiệu suất.
Phiên bản này đi kèm tư duy dựa trên rủi ro với cách tiếp cận theo quy trình. Trong ISO 9001:2015, giao tiếp đã trở thành một lĩnh vực quan trọng, cùng với đó, khái niệm về đại diện lãnh đạo bị loại bỏ, thay vào đó đề cao vai trò của các thành viên trong tổ chức trong việc phát triển và duy trì QMS hơn.
Tiêu chuẩn ISO 9001 hiện là một tài liệu không ngừng phát triển, liên tục được biên tập và cập nhật với sự đóng góp ý kiến từ nhiều ủy ban thương mại và tổ chức có chuyên môn về quản lý chất lượng trên toàn cầu . Điều này nhằm mục đích xây dựng được một bộ tiêu chuẩn phù hợp nhất có thể cho mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Việc thay đổi của ISO 9001 đang dừng lại ở phiên bản 2015. Đây được xem là phiên bản mới nhất và có hiệu lực duy nhất ở thời điểm hiện tại của Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Tất cả các hoạt động áp dụng cũng như đánh giá chứng nhận đều tuân theo phiên bản hiện hành này.
Mong rằng những thông tin mà KNA CERT chia sẻ trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu ISO 9001 là gì cũng như sự ra đời và phát triển ISO 9001. Ngoài ra, KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001 cho mọi ngành nghề. Vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây các địa chỉ sau để được hỗ trợ chi tiết về dịch vụ: