CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Bộ 5 Công cụ cốt lõi sử dụng trong IATF 16949:2016

Với 5 công cụ iatf này không chỉ được áp dụng cho tiêu chuẩn IATF 16949 cho ngành Oto mà còn có thể được áp dụng cho công việc của bạn để cải tiến hệ thống chất lượng cho Doanh Nghiệp của mình.


5 CÔNG CỤ CỐT LÕI IATF 16949

Trong bài trước “ Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là gì ?” KNA đã giới thiệu qua về bộ tiêu chuẩn IATF 16949. Trong bài viết này và những bài viết sau nữa chúng tôi sẽ giới thiệu về các công cụ được sử dụng trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016.

IATF 16949:2016 được áp dụng cho các Doanh Nghiệp và tổ chức sản xuất và cung cấp dịch vụ linh kiện, vật liệu chi tiết oto không ngoại trừ  dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hay xử lý bề mặt, hoặc các sản phẩm khác do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car - on road” (lắp trên xe - chạy trên đường).


5 Công cụ cốt lõi sử dụng trong IATF 16949 là gì?

Nhiều người mới làm quen với IATF 16949 thường có câu hỏi 5 Core tools là gì ? Khi bắt đầu về các công cụ trong IATF 16949 bạn cần phải nắm vững được các hạng mục trong yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này. Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian. Chính vì thế mà KNA sẽ giải thích về các công cụ cốt lõi sử dụng trong IATF 16949. Bởi vì với những công cụ này, không nhất thiết bạn chỉ áp dụng cho IATF 16949, mà còn có thể áp dụng vào công việc cụ thể của bạn. Đây là những công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý và cải tiến hệ thống chất lượng của doanh nghiệp mình.

5 công cụ cốt lõi (5Core Tool) được sử dụng trong IATF 16949 bao gồm:

1: FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis): Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.

2: SPC (Statistical Process Control): Kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê.

3: MSA (Measurement System Analysis): Phân tích hệ thống đo lường

4: APQP (Advanced Product Quality Planning): Hoạch định chất lượng trước khi sản xuất sản phẩm

5: PPAP (Production Part Approval Process): Quá trình phê duyệt sản xuất.


Trình tự áp dụng của5 công cụ cốt lõi của iatf 16949

Để trực quan hơn bạn có thể nhìn vào sơ đồ bên dưới sẽ hình dung ra được việc sử dụng 5 công cụ cốt lõi này:

5 CÔNG CỤ CỐT LÕI

Công cụ được sử dụng đầu tiên sẽ là APQP, tiếp đến là các công cụ (FMEA), đến SPC, MSA  và cuối cùng sẽ là bộ hồ sơ PPAP.

5 CÔNG CỤ CỐT LÕI

Đó là trình tự sử dụng 5 công cụ cốt lõi trong IATF 16949. Vậy khi áp dụng thực tế vào sản xuất, những công cụ này sẽ được áp dụng như thế nào? Bạn hãy nhìn vào sơ đồ bên dưới.

Đây là lưu trình cơ bản khi doanh nghiệp triển khai một sản phẩm mới, hoặc được chuyển giao một sản phẩm mới từ công ty mẹ (Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nước ngoài). Nếu bạn là trưởng bộ phận, đặc biệt là bộ phận kỹ thuật sản phẩm, bạn sẽ nắm rất rõ lưu trình này.

Đối với IATF 16949 thì 5 công cụ cốt lõi sẽ được vận dụng vào từng giai đoạn theo lưu đồ trên. Ngoài ra, bạn phải luôn nhớ rằng, hệ thống chất lượng luôn được kiểm soát và cải tiến. Vì vậy, khi đi vào sản xuất hàng loạt (Mass Production), các công cụ này vẫn luôn được áp dụng. Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết đối với từng loại công cụ này trong loạt bài sau.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn về 5 công cụ cốt lõi (5 core tool) được sử dụng trong tiêu chuẩn IATF 16949. Đây là bộ công cụ đắc lực cho các tổ chức, Doanh nghiệp làm trong ngành linh kiện oto áp dụng để xây dựng thành công hệ thống IATF 16949. Trong những loạt bài tới, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể từng công cụ này.


>> THAM KHẢO KHÓA HỌC 5 CÔNG CỤ IATF 16949:2016 TẠI KNA

Chia sẻ

Tin liên quan