Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay về Hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã phát triển theo thời gian thông qua việc sửa đổi, bổ sung qua nhiều phiên bản. Vậy các phiên bản ISO 14001 là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental management systems) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ cho các tổ chức thiết kế và triển khai hệ thống quản lý môi trường cũng như liên tục cải thiện hiệu suất môi trường của họ.
Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành vào năm 1996 và thời điểm hiện tại đã có 3 phiên bản chính thức ra đời. Các phiên bản đó lần lượt là ISO 14001:1996; ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015.
Tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên một loạt các tiêu chuẩn thuộc hệ thống ISO 14000, bao gồm:
Tiêu chuẩn ISO 14001 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hay loại sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp.
Tiêu chuẩn ISO 14001:1996 là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, được ban hành vào tháng 9 năm 1996. Phiên bản này nhấn mạnh vào việc tổ chức cần xác định, kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực của họ lên môi trường, đặc biệt là việc kiểm soát ô nhiễm.
ISO 14001:1996 đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản và các yêu cầu cốt lõi cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống quản lý môi trường. Chính vì vậy, có thể nói phiên bản ISO 14001:1996 là nền tảng cho các phiên bản sau tiếp tục phát triển.
ISO 14001:2004 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường do Tổ chức ISO phát triển, được ban hành vào tháng 11 năm 2004. Phiên bản này là một bước tiến lớn so với phiên bản ISO 14001:1996, mang đến nhiều cải tiến giúp tổ chức xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả hơn.
Phiên bản ISO 14001:2004 áp dụng quy trình PDCA. PDCA là cụm từ viết tắt của Plan - Do - Check - Act tượng trưng cho 4 giai đoạn hoạt động cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo hoạt động quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. Cụ thể các giai đoạn đó bao gồm:
Việc áp dụng theo quy trình PDCA giúp tổ chức có một quy trình quản lý môi trường hiệu quả hơn và liên tục cải tiến.
ISO 14001:2004 đặt ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, cho phép tổ chức đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực hiện các chương trình để đạt được những mục tiêu đó. Ngoài ra, ISO 14001:2004 cũng yêu cầu các tổ chức phải phân biệt giữa khía cạnh môi trường mà họ trực tiếp ảnh hưởng và những khía cạnh họ có thể ảnh hưởng tới.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là phiên bản thứ 3 cũng là phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện tại của tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường do Tổ chức ISO phát triển. Phiên bản ISO 14001:2015 được ban hành vào tháng 9 năm 2015. Phiên bản này mang đến những thay đổi đáng kể so với các phiên bản trước đó, nhằm giúp các tổ chức thích ứng tốt hơn với những thách thức và cơ hội mới trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phát triển.
Phiên bản ISO 14001:2015 vẫn duy trì việc áp dụng quy trình PDCA giống phiên bản ISO 14001:2004 trước đó.Tuy nhiên có một điểm mới của phiên bản ISO 14001:2015 so với 2 phiên bản trước là phiên bản mới ISO 14001:2015 được xây dựng theo Cấu trúc cấp cao (High Level Structure - HLS). Cấu trúc cấp cao là một cấu trúc được áp dụng cho nhiều tiêu chuẩn Hệ thống quản lý của Tổ chức ISO. Cấu trúc cấp cáo HLS mang tới sự thống nhất và tích hợp tốt hơn giữa các hệ thống quản lý khác nhau như ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng), ISO 45001 (Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp),...
Cấu trúc cấp cao HLS được hình thành từ 10 điều khoản bao gồm:
Phiên bản ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức xem xét bối cảnh tổ chức cũng như các bên liên quan đến hoạt động của mình. Từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa và tối đa hóa cơ hội nhằm đạt được hiệu quả môi trường. Phiên bản này đề cao trách nhiệm, cam kết của lãnh đạo cũng như sự tham gia của toàn thể nhân viên trong quá trình triển khai hệ thống quản lý môi trường.
Ngoài ra, phiên bản này còn tập trung vào việc xác định rủi ro, cơ hội liên quan đến các khía cạnh môi trường. Điều này giúp tổ chức chủ động hơn trong việc phòng ngừa tác động môi trường thay vì chỉ tập trung khắc phục sự cố để đạt được kết quả mong đợi, từ đó giảm thiểu tác động không mong muốn và cải thiện EMS
Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp doanh nghiệp có thêm hiểu biết về các phiên bản ISO 14001. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn ISO 14001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT theo thông tin dưới đây: