Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Quy trình xác định khía cạnh môi trường là một phần không thể thiếu khi xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Vậy ISO 14001 đặt ra những yêu cầu gì cho quy trình này, hãy đọc bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi đó.
Trong phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức có thể kiểm soát và những điều có thể ảnh hưởng, và các tác động môi trường tương ứng của chúng, có cân nhắc đến quan điểm vòng đời.
Các tổ chức cần phân biệt khía cạnh môi trường và tác động môi trường:
“Khía cạnh” là các yếu tố của hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mà khi chúng được tạo ra sẽ tương tác với môi trường. Khía cạnh môi trường đề cập tới nguyên nhân của tác động môi trường. Ví dụ như quá trình sản xuất tạo ra nước thải, đây là khía cạnh môi trường. Nước thải chưa xử lý khi xả ra song hồ gây ô nhiễm môi trường nước, đây là tác động môi trường (ảnh hưởng của khía cạnh lên môi trường).
Vòng đời sản phẩm là các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm (hoặc dịch vụ), từ giai đoạn thu nhận nguyên liệu thô hoặc có sẵn từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến giai đoạn thải bỏ cuối cùng. Các giai đoạn của vòng đời bao gồm thu nhận nguyên liệu thô, thiết kế, sản xuất, vận chuyển/giao nhận, sử dụng, xử lý cuối vòng đời và thải bỏ cuối cùng.
Khi xác đạnh khía cạnh môi trường, tổ chức cần xác định các khía cạnh liên quan đến vòng đời sản phẩm, nghĩa là xác định các khía cạnh từ khâu thiết kế sản phẩm, sử dụng nguyên liệu, tạo sản phẩm, giao hàng, sử dụng và thải bỏ.
Khi xác định các khía cạnh môi trường, tổ chức phải tính đến sự thay đổi, bao gồm cả những sự phát triển đã hoạch định hoặc mới, và các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có sửa đổi.
Sự phát triển của tổ chức chia thành 2 loại:
Dù là loại phát triển nào thì khi có sự phát triển, tổ chức cũng đều phải xác định lại khía cạnh môi trường. Ví dụ khi năng suất tăng thì một số khía cạnh môi trường cũng tăng như sử dụng năng lượng nhiều hơn, rác thải nhiều hơn, bao bì đóng gói nhiều hơn… Do đó cần phải đánh giá lại khía cạnh môi trường và xác định thêm những khía cạnh môi trường mới (nếu có).
Tương tự như khi các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ phát sinh mới hoặc có sửa đổi thì tổ chức cũng cần đánh giá lại khía cạnh môi trường. Các doanh nghiệp rất hay mắc phải lỗi chỉ xây dựng khía cạnh môi trường lần đầu rồi cứ để như vậy không cập nhật, không theo dõi.
Khi xác định các khía cạnh môi trường, tổ chức phải tính đến các điều kiện bất thường và tình huống khẩn cấp có thể dự đoán một cách hợp lý.
Các yếu tố từ các tình huống bất thường và tình huống khẩn cấp có thể tác động đến môi trường khi chúng xảy ra. Ví dụ nếu xác định tình huống khẩn cấp là chảy tràn hóa chất thì tổ chức phải xác định tình huống đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
Tổ chức phải xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có tác động đáng kể tới môi trường, nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, bằng cách sử dụng các chuẩn mực đã thiết lập.
Vì nguồn lực của tổ chức là có hạn nên không thể dành toàn bộ nguồn lực để kiểm soát tất cả các khía cạnh môi trường hiện có. Vì vậy chỉ cần xác định trong các khía cạnh môi trường, khía cạnh nào ảnh hưởng nhiều đến môi trường và tập trung các nguồn lực để kiểm soát chúng. Những khía cạnh ảnh hưởng nhiều đến môi trường gọi là khía cạnh môi trường có nghĩa. Với những khía cạnh không ảnh hưởng nhiều đến môi trường thì tổ chức chỉ cần nhận diện là được.
Tổ chức phải trao đổi về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của tổ chức giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau, khi thích hợp.
“Trao đổi thông tin” nói lên tính hai chiều của thông tin, nghĩa là thông tin cần được thông báo cho người nhận và người nhận thông tin phản hồi lại cho người thông báo.
“Các cấp và các bộ phận” ở đây là các cấp và các bộ phận có liên quan đến khía cạnh môi trường có nghĩa. Hay nói cách khách chúng ta không cần trao đổi khía cạnh môi trường có nghĩa cho những cấp và bộ phận không liên quan tới khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
Điều này nhằm giuýp các cấp và bộ phận liên quan có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện tốt các hành động kiểm soát khía cạnh môi trường có nghĩa. Đồng thời, khuyến khích họ phản hồi lại thông tin liên quan đến kết quả thực hiện hành đồng kiểm soát, các sự cố xảy ra hay đề xuất cải tiến để đảm bảo rằng các khía cạnh có nghĩa này được kiểm soát một cách có hiệu lực.
Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về:
CHÚ THÍCH: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa có thể dẫn đến rủi ro hoặc cơ hội liên quan đến các tác động bất lợi cho môi trường (các mối đe dọa) hoặc các hoạt động có lợi cho môi trường (các cơ hội)
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đòi hỏi khía cạnh môi trường phải duy trì thông tin dạng văn bản, tức là phải có bằng chứng về việc thực hiện xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động của chúng. Tổ chức phải xây dựng quy trình để xác định các khía cạnh môi trường có nghĩa và danh sách các khía cạnh môi trường có nghĩa. Các khia cạnh môi trường phải được thường xuyên cập nhật và xem xét lại định kỳ giống như một quy trình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được hướng dẫn chi tiết hơn về Quy trình xác định khía cạnh môi trường, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ.