CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ bảo vệ môi trường

Để phát triển bền vững thì ngoài yếu tố con người, máy móc công nghệ ra thì việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chính là một trong những vấn đề then chốt. Bằng việc áp dụng ISO 14001:2015 về quản lý môi trường bền vững đã giúp cho nhiều Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh đồng thời bảo vệ môi trường một cách bền vững.


Từ khi ra đời cho đến nay hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đã được nhiều Quốc gia áp dụng và thành công. Hàng năm số lượng chứng nhận ISO 14001:2015 được cấp trên toàn cầu lên đến hang triệu giấy chứng nhận. Hệ thống này có đưa ra những yêu cầu về một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 1400 giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao kết quả hoạt động môi trường, thực hiện trách nhiệm tuân thủ với pháp luật về môi trường và đạt được các mục tiêu môi trường.

doanh nghiệp phát triển bền vững

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có bao gồm các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh về quản lý môi trường như HTQL môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính, trong đó có các tiêu chuẩn định hướng tổ chức và các tiêu chuẩn định hướng sản phẩm. Được ban kỹ thuật ISO/TC 207 về quản lý môi trường xây dựng dự thảo và được tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996, sau đó được sửa đổi, bổ sung và ban hành các phiên bản soát xét vào năm 2004 và năm 2015. Phiên bản ISO 14001:2015 đã được Việt Nam (Bộ KH&CN) chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015.

Hệ thống ISO 14000 và các tiêu chuẩn có liên quan

  • ISO 14001: Hệ thống Quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;
  • ISO 14004: Hướng dẫn chung các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ;
  • ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Các nguyên tắc chung;
  • ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Các thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường;
  • ISO 14012: Hướng dẫn kiểm toán môi trường – Tiêu chuẩn năng lực đối với kiểm toán viên môi trường;
  • ISO 14020 – 14025: Nhãn mác & phát minh môi trường;
  • ISO 14031: Đánh giá các hoạt động môi trường;
  • ISO 14040 – 14048: Đánh giá vòng đời sản phẩm – Nguyên tắc cùng khuôn khổ;
  • ISO 14050: Từ vựng về quản lý môi trường;
  • ISO 14061: Thông tin hướng dẫn tổ chức lâm nghiệp sử dụng

Tiêu chuẩn ISO 14001 & 14004; ISO guide 64: Hướng dẫn đề cập tới khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm.

Việc áp dụng có thể được triển khai hầu hết mọi loại hình tổ chức, từ sản xuất kinh doanh cho đến các trường học, bệnh viên và các tổ chức phi lợi nhuận. Hầu hết các doanh nghiệp này đều mong muốn thực hiện hoặc cải tiến HTQL môi trường. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, các tổ chức kinh doanh cũng như các tổ chức phi lợi nhuận, không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Về khía cạnh quản lý: Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ sự cố về môi trường.

Về khía cạnh tạo dựng thương hiệu: Nâng cao hình ảnh tổ chức, doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng; Chiếm được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng HTQL môi trường theo ISO 14001.

Về khía cạnh tài chính: Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực: Giảm mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn và giảm thiểu lượng chất thải, rác thải tạo ra, chi phí xử lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực, giảm chi phí liên quan đến các bệnh nghề nghiệp do cán bộ nhân viên được làm việc trong môi trường sạch hơn, an toàn hơn; Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro, tổn thất, tai nạn xảy ra.

>>> Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 9001:2015

Chia sẻ

Tin liên quan