Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm mới áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO thường đang phân vân giữa việc áp dụng ISO 9001 và ISO 22000. Họ còn đang mung lung không biết sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 ở đâu. Bài viết dưới đâu KNA CERT sẽ chia sẻ cho bạn hiểu cặn kẽ vấn đề này.
Hai bộ tiêu chuẩn ISO quốc tế này đều được nhìn nhận là hiệu quả nhất hiện nay về hệ thống quản lý cho Doanh Nghiệp. Để so sánh sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000 cần hiểu khái quát từng tiêu chuẩn một.
Tiêu chuẩn ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng nền tảng cho mọi tiêu chuẩn
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn đầu tiên mà tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành. Là một bộ tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của mọi DN/ Tổ chức thuộc bất kì lĩnh vực nào.
Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 thay thế phiên bản cũ 2008 có bổ sung thêm các yêu cầu và những hướng dẫn mới cập nhật giúp Doanh Nghiệp đáp ứng được hệ thống quản lý chuẩn một cách nhanh nhất.
Tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Hệ thống ISO 22000 là tiêu chuẩn đầu tiên mà tổ chức quốc tế ISO ban hành dành riêng cho ngành thực phẩm. Tiêu chuẩn này dành cho mọi tổ chức thuộc mọi quy mô trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Số lượng chứng nhận ISO 22000 tại Việt Nam được áp dụng rất nhiều và được coi như hệ thống chuẩn toàn cầu cho cả hệ thống cung ứng thực phẩm.
Phiên bản mới nhất được ban hành hiện nay là ISO 22000:2018. Đây là phiên bản thứ 2 có bao gồm các yêu cầu của FSMS kết hợp với các nguyên tắc HACCP và GMP nhằm cung cấp một định hướng chung có tính chiến lược giúp doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất an toàn thực phẩm.
Hai hệ thống quản lý chất lượng này đều là những bộ tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng xét cho cùng thì vẫn còn tồn tại những sự khác nhau cơ bản giữa ISO 22000 và ISO 9001. Chính vì vậy nếu muốn có được chứng nhận ISO phù hợp thì cần hiểu kĩ và sâu những yêu cầu của hai bộ tiêu chuẩn này.
Do đều là cùng một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành nên hai hệ thống này đều có sự giống nhau giữa hai hệ thống đó là: Áp dụng cấu trúc bậc cao, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro và áp dụng theo PDCA. Cụ thể:
Hai tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018 bản mới nhất này đều được áp dụng cấu trúc bậc cao HLS. Cùng có 10 điều khoản trong hệ thống và các yêu cầu.
1. Phạm vi áp dụng |
6. Hoạch định |
2. Tài liệu viện dẫn |
7. Hỗ trợ |
3. Thuật ngữ và định nghĩa |
8. Thực hiện |
4. Bối cảnh của tổ chức |
9. Đánh giá kết quả hoạt động |
5. Lãnh đạo |
10. Cải tiến |
Chính việc áp dụng theo hệ thống cấu trúc bậc cao này mà hai hệ thống này đều có thể hoạt động song song độc lập với nhau hoặc có thể tích hợp để gia tăng hiệu quả cho cả hệ thống của Doanh Nghiệp.
Điểm tương đồng thứ 2 của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 này chính là có cách tiếp cận dựa trên rủi ro. Doanh Nghiệp thực phẩm có thể chủ động dự báo các rủi ro/ cơ hội có thể xảy ra nhằm chủ động đưa ra các hành động phù hợp nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu chuẩn cực tới hoạt động của công ty khi có rủi ro.
Cả ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018 cũng đều có chung một cách thức vận hành dựa trên chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Action). Với chu trình này, QMS hoặc FSMS của doanh nghiệp sẽ luôn duy trì được hiệu lực.
Đồng thời, đảm bảo luôn cải tiến không ngừng để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Thay vì việc chỉ khắc phục nhanh chóng một lần có vấn đề xảy ra trong hệ thống.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể được áp dụng với mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và quy mô khác nhau.
Hệ thống ISO 22000 chỉ dùng cho các đối tượng và tổ chức, doanh nghiệp nằm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm như trang trại, nhà hàng, khách sạn vv.
Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được áp dụng với mục đích giúp tổ chức/ doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tất cả hoạt động của bản thân doanh nghiệp.
ISO 22000 lại khác. Mục tiêu lớn nhất của hệ thống này nhằm giúp đảm bảo các doanh nghiệp thực phẩm có thể kiểm soát một cách toàn diện những mối nguy gây mất an toàn vệ sinh có thể xảy ra trong mọi công đoạn, quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ về thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra 7 nguyên tắc doanh nghiệp cần tuân thủ khi quản lý chất lượng, bao gồm:
1 |
Hướng vào khách hàng; |
2 |
Sự lãnh đạo; |
3 |
Sự tham gia của mọi người; |
4 |
Tiếp cận theo quá trình; |
5 |
Cải tiến; |
6 |
Quyết định dựa trên bằng chứng; |
7 |
Quản lý mối quan hệ. |
Còn với tiêu chuẩn ISO 22000, bên cạnh việc áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản giống như ISO 9001 thì tiêu chuẩn này còn kết hợp thêm 4 yếu tố là:
Tiêu chuẩn ISO 9001 chỉ đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn mang tính định hướng chung giúp doanh nghiệp có thể vận hành và kiểm soát các quy trình trong QMS một cách có hiệu quả.
Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 22000 lại tập trung vào việc cung cấp một khung chuẩn cho mọi hoạt động diễn ra trong chuỗi thực phẩm nhằm đảm bảo mọi tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm được đáp ứng tốt.
Bộ tiêu chuản ISO 9001 có đưa ra các hệ thống yêu cầu mang tính định hướng nhất với các hồ sơ tài liệu nhằm phục vụ cho Doanh Nghiệp vận hành và kiểm soát QMS một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh ISO 9001 thì những hồ sơ, tài liệu bao gồm các yêu cầu có phần rộng hơn và đòi hỏi phải mô tả, ghi chép lại cụ thể hơn rất nhiều. Đặc biệt, chúng phải được thiết lập dựa trên sự phù hợp với các nguyên tắc HACCP và GMP thì việc quản lý FSMS của doanh nghiệp mới có hiệu lực được.
Có thể nói hệ thống ISO 9001 được coi là hệ thống tiêu chuẩn tiền đề cho các doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục triển khai FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000. Như vậy do hai hệ thống này hoàn toàn có thể tích hợp lại với nhau do đó mà những doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9001 có thể dễ dàng áp dụng ISO 22000 trong FSMS nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Bởi ISO 9001 là một tiêu chuẩn chung giúp doanh nghiệp vận hành và kiểm soát QMS một cách toàn diện. Các yêu cầu mà ISO 9001 đưa ra mang tính bao quát hơn, trong khi ISO 22000 chỉ tập trung tới các yếu tố liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, nếu có một QMS hoạt động tốt thì FSMS cũng sẽ tăng thêm hiệu quả nhiều lần.
Có rất nhiều lý do có thể được nêu ra về cách ISO 9001 có thể giúp doanh nghiệp bạn trong việc triển khai ISO 22000:2018. Nhưng có 1 điều, đó là an toàn thực phẩm cũng phụ thuộc vào chất lượng của các quy trình.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về chứng nhận ISO 9001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 9001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |