Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
So với cách đây 2-3 năm thì hiện tại số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường sang các nước bạn.
Bộ tiêu chuẩn SA8000 được biết đến và được áp dụng đầu tiên tại Việt Nam cách đây chừng 10 năm. Khi mà những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài áp dụng và được mở rộng dần tại Việt Nam nhờ những lợi ích của chúng mang lại. Hiện nay SA8000 là một trong bộ 3 tiêu chuẩn (ISO 9001, ISO 14001 và SA8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Êu
SA 8000 (Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn quốc tế gồm các khái niệm và tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội đối với lao lao động trong tổ chức để đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 được xây dựng dựa trên:
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 là tiêu chuẩn được áp dụng trên phạm vi toàn cầu cho mọi tổ chức, bất kể quy mô và lĩnh vực. Mục đích của SA 8000 là thiết lập cơ chế bảo vệ những người lao động tạo ra sản phẩm cho một tổ chức và nằm trong sự kiểm soát và ảnh hưởng của tổ chức đó. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014 là phiên bản mới nhất hiện nay sau các phiên bản 2001,2004 và 2008.
Tại Việt Nam, các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến vấn đề lao động có nhiều điểm tương đồng với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014. Bởi vậy mà nhiều chuyên gia cho rằng chỉ cần doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Lao động 2019 cũng như các quy định của Nhà nước về lao động thì đồng nghĩa với việc họ đang từng bước vận dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đây được xem là điều kiện vô cùng thuận lợi để áp dụng SA 8000 cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014 và Luật Lao động 2019 giống nhau ở một số điểm chính sau:
Mặc dù, áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 không khó như trên thực tế SA 8000 được triển khai phổ biến hơn ở các doanh nghiệp Nhà nước. Việc đưa SA 8000 vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn khá hạn chế, đòi hỏi nỗ lực và cam kết từ phía lãnh đạo doanh nghiệp, tức là cấp quản lý doanh nghiệp mà không ủng hộ thì SA 8000 rất khó triển khai.
Trong khi cơ sở để doanh nghiệp nhà nước áp dụng SA 8000 là cơ chế chặt chẽ bắt buộc tuân thủ pháp luật hiện hành liên quan thì động lực ứng dụng SA 8000 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu tới từ yêu cầu của khách hàng và các công ty mẹ. Nguyên nhân là bởi tại một số thị trường như Mỹ và châu Âu thì người tiêu dùng không chỉ yêu cầu các tiêu chuẩn thông thường về giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì mà còn đòi hỏi giá trị đạo đức của sản phẩm. Cụ thể các sản phẩm được lưu thông tự do trên những thị trường này phải là sản phẩm được sản xuất ra từ lao động hợp pháp, không có sự cưỡng ép hay bất công trong quá trình sản xuất.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và là 1 trong 3 tiêu chuẩn bắt buộc (bên cạnh ISO 9000 và 14000) nếu doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu (đặc biệt là hàng dệt may) nhưng có một thực trạng đáng buồn là không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mặn mà với SA 8000. Nguyên do xuất phát từ những trở ngại về tài chính, nhận thức và vấn đề bảo mật thông tin. Một số doanh nghiệp nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu kinh doanh là cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Cho dù SA 8000 hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài thì nhiều công ty vẫn không muốn bỏ ra chi phí trước mắt để thực hiện. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được hết sự cần thiết của SA 8000 cho quá trình hội nhập quốc tế. Một số khác không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (bao gồm: chi phí đào tạo, chi phí đánh giá, chi phí chứng nhận, chi phí thực hiện cải tiến). Mặt khác, nhiều doanh nghiệp tư nhân không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính nên không lựa chọn SA 8000.
Có thể thấy nếu so với số lượng doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000 thì các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 khiêm tốn hơn nhưng không thể vì thế mà phủ nhận những kết quả tích cực mà SA 8000 đem lại cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu. Hy vọng trong thời gian tới, khi mà nhận thức của các doanh nghiệp được nâng cao và xu thế hội nhập ngày càng phát triển thì tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 cũng sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. SAI cũng đã có nhiều chương trình để tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước đang phát triển trong việc xây dựng và xin cấp chứng nhận SA 8000.
Xem thêm: tiêu chuẩn sa 8000:2014 tiếng việt pdf
KNA CERT tổng hợp
Nếu anh chị đang tìm hiểu về SA 8000 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |