CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 tại Việt Nam

So với cách đây 2-3 năm thì hiện tại số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường sang các nước bạn.

Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SA8000 TẠI VIỆT NAM

Bộ tiêu chuẩn SA8000 được biết đến và được áp dụng đầu tiên tại Việt Nam cách đây chừng 10 năm. Khi mà những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài áp dụng và được mở rộng dần tại Việt Nam nhờ những lợi ích của chúng mang lại. Hiện nay SA8000 là một trong bộ 3 tiêu chuẩn (ISO 9001, ISO 14001 và SA8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Êu

NHẬN THỨC VỀ SA 8000 LÀ GÌ?

SA 8000 (Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn quốc tế gồm các khái niệm và tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội đối với lao lao động trong tổ chức để đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 được xây dựng dựa trên:

  • Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền
  • Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
  • Các quy chuẩn nhân quyền quốc tế
  • Luật lao động của nước sở tại

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 là tiêu chuẩn được áp dụng trên phạm vi toàn cầu cho mọi tổ chức, bất kể quy mô và lĩnh vực. Mục đích của SA 8000 là thiết lập cơ chế bảo vệ những người lao động tạo ra sản phẩm cho một tổ chức và nằm trong sự kiểm soát và ảnh hưởng của tổ chức đó. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014 là phiên bản mới nhất hiện nay sau các phiên bản 2001,2004 và 2008.

CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000:2014

  1. Lao động trẻ em
  2. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
  3. Sức khỏe và an toàn
  4. Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể
  5. Phân biệt đối xử
  6. Xử phạt
  7. Giờ làm việc
  8. Tiền lương
  9. Hệ thống quản lý

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn SA8000 ?


THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000

Tại Việt Nam, các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến vấn đề lao động có nhiều điểm tương đồng với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014. Bởi vậy mà nhiều chuyên gia cho rằng chỉ cần doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Lao động 2019 cũng như các quy định của Nhà nước về lao động thì đồng nghĩa với việc họ đang từng bước vận dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đây được xem là điều kiện vô cùng thuận lợi để áp dụng SA 8000 cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:2014 và Luật Lao động 2019 giống nhau ở một số điểm chính sau:

  • Về lao động trẻ em: Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 – Chương XI – Luật Lao động
  • Về lao động bắt buộc: Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 – Chương I – Luật Lao động)
  • Về sức khỏe và an toàn: Người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc (Chương IX – Mục 2 – Luật Lao động)
  • Về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể: Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động (Điểm c – Khoản 1 – Điều 5 – Chương I – Luật Lao động)
  • Về phân biệt đối xử: Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 – Chương I – Luật Lao động)
  • Về kỷ luật lao động: Không được xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; Không phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động (Điều 127 – Mục 1 – Chương VIII – Luật Lao động
  • Về giờ làm việc: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần; Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (Điều 105 – Mục 1 – Chương VII – Luật Lao động
  • Lương và phúc lợi: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. (Điều 90 – Chương VI – Luật Lao động)
  • Về hệ thống quản lý: Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; Có cơ chế điều hành, quản lý, giám sát lao động (Điều 6 – Chương I – Luật Lao động)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SA8000 TẠI VIỆT NAM

Mặc dù, áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 không khó như trên thực tế SA 8000 được triển khai phổ biến hơn ở các doanh nghiệp Nhà nước. Việc đưa SA 8000 vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn khá hạn chế, đòi hỏi nỗ lực và cam kết từ phía lãnh đạo doanh nghiệp, tức là cấp quản lý doanh nghiệp mà không ủng hộ thì SA 8000 rất khó triển khai.

Trong khi cơ sở để doanh nghiệp nhà nước áp dụng SA 8000 là cơ chế chặt chẽ bắt buộc tuân thủ pháp luật hiện hành liên quan thì động lực ứng dụng SA 8000 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu tới từ yêu cầu của khách hàng và các công ty mẹ. Nguyên nhân là bởi tại một số thị trường như Mỹ và châu Âu thì người tiêu dùng không chỉ yêu cầu các tiêu chuẩn thông thường về giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì mà còn đòi hỏi giá trị đạo đức của sản phẩm. Cụ thể các sản phẩm được lưu thông tự do trên những thị trường này phải là sản phẩm được sản xuất ra từ lao động hợp pháp, không có sự cưỡng ép hay bất công trong quá trình sản xuất.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và là 1 trong 3 tiêu chuẩn bắt buộc (bên cạnh ISO 9000 và 14000) nếu doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu (đặc biệt là hàng dệt may) nhưng có một thực trạng đáng buồn là không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mặn mà với SA 8000. Nguyên do xuất phát từ những trở ngại về tài chính, nhận thức và vấn đề bảo mật thông tin. Một số doanh nghiệp nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu kinh doanh là cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Cho dù SA 8000 hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài thì nhiều công ty vẫn không muốn bỏ ra chi phí trước mắt để thực hiện. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được hết sự cần thiết của SA 8000 cho quá trình hội nhập quốc tế. Một số khác không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (bao gồm: chi phí đào tạo, chi phí đánh giá, chi phí chứng nhận, chi phí thực hiện cải tiến). Mặt khác, nhiều doanh nghiệp tư nhân không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính nên không lựa chọn SA 8000.

Có thể thấy nếu so với số lượng doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000 thì các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 khiêm tốn hơn nhưng không thể vì thế mà phủ nhận những kết quả tích cực mà SA 8000 đem lại cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu. Hy vọng trong thời gian tới, khi mà nhận thức của các doanh nghiệp được nâng cao và xu thế hội nhập ngày càng phát triển thì tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 cũng sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn tại Việt Nam.


 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG SA8000 TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 

  • Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.
  • Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.
  • Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.
  • SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.
  • Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. SAI cũng đã có nhiều chương trình để tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước đang phát triển trong việc xây dựng và xin cấp chứng nhận SA 8000.


Xem thêm: tiêu chuẩn sa 8000:2014 tiếng việt pdf

KNA CERT tổng hợp 

Nếu anh chị đang tìm hiểu về SA 8000 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan