Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 9001 là một trong những yêu cầu bắt buộc khi xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Rủi ro nói tới tác động gây ra một sai lệch so với dự kiến ban đầu (tích cực và/hoặc tiêu cực). Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là một phần, sự thiếu hụt thông tin liên quan tới việc hiểu biết hoặc nhận thức về một sự kiện, hệ quả hoặc khả năng xảy ra của nó.
Cơ hội là tác động có lợi hoặc tích cực của sự không chắc chắn ảnh hưởng tới khả năng của tổ chức trong việc đạt được các kết quả dự kiến của Hệ thống quản lý chất lượng
Quản lý rủi ro là các hoạt động điều phối để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt rủi ro.
Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và xác định mức độ rủi ro.
Nhận diện rủi ro là quá trình tìm kiếm, nhận biết và mô tả rủi ro. Để nhận diện rủi ro đòi hỏi phải xác định các nguồn rủi ro, sự kiện, nguyên nhân và hệ quả tiềm ẩn của chúng. Để nhận diện rủi ro cần phân tích dữ liệu quá khứ, lý thuyết, ý kiến chuyên môn có hiểu biết và nhu cầu của các bên liên quan
Phân tích rủi ro là quá trình tìm hiểu bản chất của rủi ro và xác định mức rủi ro. Phân tích rủi ro cung cấp cơ sở để xác định mức độ rủi ro và quyết định về xử lý rủi ro. Phân tích rủi ro bao gồm cả ước lượng rủi ro.
Mức rủi ro là mức độ của một rủi ro hay một tập hợp các rủi ro, thể hiện bằng sự kết hợp các hệ quả và khả năng xảy ra của chúng.
Giảm thiểu rủi ro là một kế hoạch được thiết lập nhằm giải quyết tất cả các rủi ro đã biết, tiềm ẩn và ngăn ngừa sự tái diễn.
Nhận diện rủi ro và cơ hội giúp:
Nội dung rủi ro và cơ hội được đề cập xuyên suốt trong nhiều điều khoản của ISO 9001:2015. Những điều khoản bắt thuộc phải xác định rủi ro và cơ hội trong tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm:
Điều 4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
Tổ chức phải xác định các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng và việc áp dụng các quá trình này trong toàn bộ tổ chức và phải giải quyết các rủi ro và cơ hội được xác định theo các yêu cầu của 6.1.
Điều 5.1.1 Khái quát Sự lãnh đạo và cam kết
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc thúc đẩy việc sử dụng cách tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro.
Điều 5.1.2 Hướng vào khách hàng trong sự lãnh đạo và cam kết
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với nội dung hướng vào khách hàng thông qua việc đảm bảo rằng các rủi ro và cơ hội có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ và khả năng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng được xác định và giải quyết.
Điều 6.1 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội
Khi hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề cập ở 4.1 và các yêu cầu được đề cập ở 4.2 và xác định các rủi ro và cơ hội.
Tổ chức phải hoạch định các hành động giải quyết những rủi ro và cơ hội này.
Hành động được thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hột phải tương ứng với tác động tiềm ẩn tới sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
Điều 9.1.3 Phân tích và đánh giá kết quả thực hiện
Kết quả phân tích phải được sử dụng để đánh giá hiệu lực của những hành động được thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hội 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục.
Điều 9.3.2 Đầu vào xem xét của lãnh đạo
Xem xét của lãnh đạo phải được hoạch định và thực hiện để xem xét hiệu lực của hành động thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hội (xem 6.1)
Điều 10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
Khi xảy ra sự không phù hợp, kể cả sự không phù hợp bất kỳ nảy sinh từ khiếu nại, tổ chức phải cập nhật rủi ro và cơ hội được xác định trong quá trình hoạch định, nếu cần.
Bước 1:
Bước |
Nội dung |
Trách nhiệm |
Tài liệu |
1 |
Phân tích bối cảnh tổ chức |
Trưởng các bộ phận thuộc Hệ thống quản lý chất lương Ban điều hành ISO 9001:2015 |
|
2 |
Nhận diện rủi ro |
BM… |
|
3 |
Đánh giá rủi ro |
BM… |
|
4 |
Nhận diện cơ hội |
BM… |
|
5 |
Giải quyết rủi ro và cơ hội |
BM… |
|
6 |
Đánh giá hiệu lực của hành động giải quyết |
Ban điều hành chứng nhận ISO 9001:2015 |
BM… |
Bảng ma trận đánh giá rủi ro |
|||||
Điểm rủi ro R = M x K |
Điểm ảnh hưởng |
||||
Độ ảnh hưởng (M) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Khả năng xảy ra (K) |
|
|
|
|
|
5 |
5 |
10 |
15 |
20 |
25 |
4 |
4 |
8 |
12 |
16 |
20 |
3 |
3 |
6 |
9 |
12 |
15 |
2 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
1 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Xác định mức độ ảnh hưởng (M) và Khả năng xảy ra (K) |
|||
Tiêu chí cho điểm M |
Điểm |
Tiêu chí cho điểm K |
Điểm |
Không đáng kể |
1 |
Rất hiếm khi xảy ra |
1 |
Nhẹ |
2 |
Khó xảy ra |
2 |
Trung bình |
3 |
Thỉnh thoảng |
3 |
Nghiêm trọng |
4 |
Thường xuyên |
4 |
Rất nghiêm trọng |
5 |
Liên tục |
5 |
Xác định cấp độ ro |
||
Cấp độ |
Số điểm rủi ro (R) |
|
A |
Từ 16 – 25 điểm |
|
B |
Từ 11 – 16 điểm |
|
C |
Từ 1 – 10 điểm |
|
Lưu ý:
Bảng nhận diện rủi ro và cơ hội từ bối cảnh của tổ chức |
|||
Vấn đề |
Nội dung |
Rủi ro |
Cơ hội |
Bên ngoài |
Cạnh tranh gay gắt trên thị trường |
Mất khách hàng |
Cải tiến sản phẩm cũ và phát triển sản phẩm mới |
Có thêm nhiều đối thủ mới |
Thị trường bị chia nhỏ |
||
Quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt |
Khó đáp ứng được yêu cầu |
Hình thành động lực tuân thủ mạnh mẽ hơn |
|
Bên trong |
Năng lực nhân viên chưa đủ |
Không hoàn thành công việc |
Đào tạo nhân sự |
Thiết bị lạc hậu |
Giảm năng suất lao dộng |
Đầu tư trang thiết bị mới |
Bảng nhận diện rủi ro và cơ hội từ nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan |
|||
Bên liên quan |
Nhu cầu và mong đợi của họ |
Rủi ro |
Cơ hội |
Khách hàng |
Giao hàng đúng tiến độ |
Giao hàng không đúng hạn |
Cải tiến dây truyền sản xuất |
Hàng hóa đảm bảo chất lượng |
Hàng hóa bị lỗi |
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng |
|
Giá cả hợp lý |
Giá thành cao |
Giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm |
|
Nhà cung cấp |
Đặt hàng ổn định |
Đặt hàng không ổn định |
Tìm được nhà cung cấp khác phù hợp hơn |
Thanh toán đủ và đúng hạn |
Thanh toán không đúng hạn |
Bảng nhận diện rủi ro từ quá trình Mua nguyên vật liệu |
||||||||
|
Mối nguy |
Rủi ro |
Khả năng xảy ra |
Mức độ ảnh hưởng |
Mức độ rủi ro |
Phương hướng giải quyết |
Biện pháp |
Theo dõi sự xuất hiện của mối nguy (số lần/tháng) |
Yêu cầu mua hàng |
Sai thông tin |
Mua sai hoặc mua thiếu nguyên liệu |
2 |
4 |
8 |
Giảm thiểu |
Xây dựng quy trình mua hàng và yêu cầu xác nhận trước khi mua hàng |
|
Phê duyệt |
Chậm trễ |
Thiếu nguyên liệu sản xuất |
3 |
3 |
9 |
Giảm thiểu |
Trao quyền phê duyệt mua hàng |
|
Lựa chọn NCC |
Đánh giá sai hoặc không đánh giá NCC |
NCC không đủ năng lực |
2 |
4 |
8 |
Loại bỏ |
Thiết lập tiêu chí và quy trình đánh giá NCC định kỳ |
|
Đặt hàng |
Đặt nhầm hàng |
Mua sai hoặc mua thiếu nguyên liệu |
2 |
3 |
6 |
Giảm thiểu |
Kiểm tra đơn đặt hàng trước khi gửi NCC, gửi CC đơn hàng cho các phòng ban liên quan |
|
Nhận hàng |
Hàng về trễ hoặc không đủ, không đạt chất lượng |
Thiếu nguyên liệu sản xuất |
3 |
4 |
12 |
Chuyển rủi ro |
Yêu cầu NCC bồi thường |
|
Nhập kho |
Bảo quản không tốt |
Hư hỏng, thiệt hại tài chính |
2 |
3 |
6 |
Giảm thiểu |
Thiết lập điều kiện bảo quản và kiểm tra định kỳ |
|
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 9001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 9001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mãu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |
Nếu gặp khó khăn khi Xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 9001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786.
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |