Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Khi tìm hiểu Mục tiêu môi trường là gì, các tổ chức, doanh nghiệp cần nắm rõ Các yêu cầu khi khi hoạch định hành động để đạt Mục tiêu môi trường theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về Hệ thống quản lý môi trường.
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định những gì sẽ được thực hiện
Tổ chức phải có những hành động cụ thể hướng vào việc đạt được mục tiêu môi trường đã đề ra. Không thể nói chung chung theo kiểu “sẽ cố gắng hơn nữa trong thời gian tới”. Đây là một trong 5 yêu cầu “What” của công cụ 5W1H mà chúng ta thường dùng để thực hiện công việc.
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định những nguồn lực gì được yêu cầu.
Bất cứ hoạt động nào của tổ chức cũng đều cần đến nguồn lực, không có nguồn lực thì hoạt động không thể triển khai và bất cứ điều gì cũng không hoàn thành được. Do đó, việc xác định nguồn lực cần thiết là cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra. Nguồn lực bao gồm: Con người; Cơ sở hạ tầng; Công nghệ; Tài chính. “Xác định nguồn lực” có nghĩa là xác định 4 nguồn lực trên cái nào cần thiết cho các hoạt động để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Phân bố nguồn lực phù hợp và kịp thời cho mỗi hoạt động
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định ai là người chịu trách nhiệm.
Mục tiêu bao gồm mục tiêu chung của tổ chức, mục tiêu riêng của từng phòng ban hoặc của một quá trình liên quan đến nhiều người. Vì vậy nếu không chỉ ra trách nhiệm của từng người thì khó có thể hoàn thành mục tiêu như kế hoạch đã đề ra. Tổ chức phải phân công trách nhiệm cho từng mục tiêu cụ thể, ai phải làm gì. Yêu cầu này nhằm cụ thể hoá điều khoản 5.3 Phân công trách nhiệm và quyền hạn.
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định khi nào mục tiêu được hoàn thành.
Yêu cầu này tương ứng với yếu tố T (Time-Bound) trong mô hình xây dựng mục tiêu SMART. Nếu không xác định thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ không biết được mục tiêu đạt hay không đạt.
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định cách thức để đánh giá các kết quả, bao gồm cả các chỉ số để theo dõi tiến trình nhằm đạt được các mục tiêu môi trường có thể đo được của mình (xem 9.1.1).
Tổ chức phải đưa ra phương pháp đánh giá kết quả sau khi thu thập và phân tích dữ liệu. Yêu cầu này giúp trả lời cho các câu hỏi:
Tổ chức phải cân nhắc cách thức hành động để đạt được các mục tiêu về môi trường của mình có thể tích hợp vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức.
Các hành động thực hiện mục tiêu thường gắn liền với các quá trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, các địa điểm hoặc các cơ sở vật chất của một tổ chức. Trong quá trình lập kế để đạt mục tiêu, các tổ chức có thể kết hợp các chương trình để đạt được mục tiêu môi trường với các chương trình khác.
Mục tiêu môi trường của tổ chức liên quan đến quá trình nào, thì các hành động đạt mục tiêu môi trường phải được kết hợp vào quy trình quản lý quá trình đó.
Ví dụ: Mục tiêu môi trường là “giảm lượng rác thải nguy hại” thì kế hoạch hành động sẽ bao gồm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu gặp khó khăn trong quá trình hoạch định hành động để đạt Mục tiêu môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ.