CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Khó khăn khi áp dụng ISO 14001 – KNA CERT

Hiện nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 một cách dễ dàng hơn. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số khó khăn đòi hỏi các cá nhân, tổ chức, Chính phủ phải chung tay giải quyết để Hệ thống quản lý môi trường ngày càng được xây dựng phổ biến hơn nữa trong tương lai.


Xem thêm Thuận lợi khi áp dụng ISO 14001 

khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2015


CHƯA CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm nhưng cho tới nay, các cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng chứng là việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay chủ yếu do áp lực từ phía khách hàng là chủ yếu, các tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào khi áp dụng ISO 14001.

Tính hiệu quả trong việc thực thi yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường chưa cao dẫn khiến các tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nản lòng và cảm thấy thiệt thòi. Lâu dần xuất hiện tình trạng nếu không cảm thấy thật sự cần thiết như không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, tham gia đấu thầu, thâm nhập thị trường nước ngoài… thì một số tổ chức, doanh nghiệp sẽ không áp dụng ISO 14001.

BÀI TOÁN VỀ LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ KHI ÁP DỤNG ISO 14001

Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực nhưng đi cùng với đó là những khoản đầu tư nhất định. Nếu đặt lợi ích ra so sánh với những khoản chi phí đầu tư mà doanh nghiệp lại không nhận thấy hiệu quả rõ rệt cho tổ chức mình bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng ISO 14001. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng không có đủ kinh phí để triển khai các hoạt động đào tạo nhận thức ISO 14001, áp dụng thực hiện tiêu chuẩn,…

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 là xác định chính sách môi trường. Việc này có nghĩa là các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Định hướng phát triển chưa rõ ràng cùng với chính sách môi trường còn mờ nhạt càng khiến các tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

SỰ THAM GIA CỦA MỌI NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC PHÁT HUY

Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường vẫn còn mang tính hình thức. Biểu hiện là nhiều cán bộ công nhân viên trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu về chính sách môi trường của doanh nghiệp mình. Điều đó gây ra hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.

CHƯA KẾT HỢP MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG VỚI MỤC TIÊU CHUNG

Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu là nội dung quan trọng của tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng việc đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường cốt lõi, tổ chức sẽ dần hoàn thiện các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và tiến hành cải tiến liên tục về công tác môi trường của tổ chức. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn vướng mắc.

Có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Điều này khiến cho việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường tách rời với các hoạt động chung khác. Thực tế hoạt động của một doanh nghiệp luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất, bởi vậy các doanh nghiệp thường đưa ra những mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Do vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.

HẠN CHẾ TRONG ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu quả thực hiện, mức độ tuân thủ cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong số những điểm yếu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Các khó khăn thường thấy tới từ việc lựa chọn, đào tạo đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, chưa trung thực, khách quan khiến cho các phát hiện hay kết quả đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường trong tổ chức.

LÃNH ĐẠO CHƯA QUAN TÂM ĐÚNG MỨC

Đa số những khó khăn trên đều có thể xuất phát do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát. Lãnh đạo phải là người đưa ra các cam kết về bảo vệ môi trường, chỉ đạo các hoạt động quan trọng và theo sát tình hình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường của tổ chức mình. Nếu lãnh đạo không phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ rất khó để tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 14001 một cách hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về Chứng nhận ISO 14001 Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786.


 
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

 


Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 14001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 14001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan