Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Tham nhũng là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay trên toàn thế giới. Tham nhũng có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và xã hội khiến cản trợ sự phát triển đặc biệt ở các nước nghèo nơi dễ bị tổn thương trước hiện tượng này.
Vấn đề toàn cầu
Trên thế giới có đưa ra chỉ số nhận thức về tham nhũng do tổ chức minh bạch Quốc tế đưa ra nhằm xếp hạng các tổ chức với thang điểm từ 0 đến 100. Năm 2022 thì có hơn 2/3 số các Quốc gia có điểm số dưới 50 và mức trung bình toàn cầu chỉ là 43. Điều đáng lo ngại nhất chính là 155 quốc gia không đạt được các tiến bộ và thậm chí còn có dấu hiệu đi xuống kể từ năm 2012.
Theo các nhà chức trách thì tham nhũng là vấn đề đa chiều ở các chính phủ, công ty và tổ chức khác nhau. Chúng dẫn đến sự kém hiệu quả trong vấn đề quản lý cả nguồn lực công và đầu tư tư nhân với các tác động trên phạm vi rộng lớn.
Làm suy yếu niềm tin
Có thể thấy được những thiệt hại do tình trạng tham nhũng có thể gây ra đã vượt xa các hệ thống tài chính cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chúng biểu hiện ra làm xói mòn đi niềm tin về thể chế của tổ chức mà còn để lại những mối quan hệ khó khăn giữa tham nhũng và tội phạm có tổ chức và khủng bố.
Với cách giải quyết nạn tham nhũng này đòi hỏi dưới khá nhiều hình thức. Bạn có thể nâng cao được phcs lợi cho các quốc gia cũng như người dân ở khắp mọi nơi.
Chống tham nhũng giúp xây dựng lòng tin và sự ổn định.
Minh bạch là chìa khóa
Chống tham nhũng có thể dẫn đến sự tăng cường sự tin tưởng và ổn định của các quốc gia. Một hệ thống trong sạch với công quỹ sẽ đạt được một mục tiêu như dự định. Ngoài ra cũng sẽ mang lại cơ hội một cách đặc biệt nhằm thể hiện đại hóa bộ máy nhà nước cũng như khôi phục uy tín của hệ thống chính trị. Sự minh bạch cũng chính là một trong những chìa khóa nhằm đạt được những điều này.
Xã hội hiện đại ngày nay đang nhanh chóng hướng đến một hệ thống dữ liệu mở nhằm tìm kiếm được sự kiểm soát và tham gia lớn hơn của công dân. Điều này có bắt nguồn khiến cho chúng ta cần tập trung nỗ lực vào việc nâng cao nhận thức của tất cả các bên liên quan và khuyến khích họ áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất bằng cách cải thiện tính minh bạch và nâng cao được hiệu quả, trách nhiệm giải trình và tính chính trực.
Vai trò quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn quốc tế cung cấp khuôn khổ toàn diện về các biện pháp thực hành tốt nhất và hướng dẫn có thể giúp mọi người ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tham nhũng từ chính phủ, công ty đến cá nhân. Do đó, các tiêu chuẩn này thể hiện cơ hội cải tiến đáng kể cho các quốc gia, đặc biệt nếu đi kèm với các nền tảng và cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt nhất.
Bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn ISO, chúng ta có thể đóng góp đáng kể vào việc đạt được mục tiêu toàn cầu và giải quyết thách thức, chẳng hạn như thách thức được nêu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030.
Các tiêu chuẩn ISO tập trung vào chống tham nhũng (ISO 37001), tăng cường trách nhiệm xã hội (ISO 26000) và mua sắm bền vững hơn (ISO 20400) là những công cụ thiết yếu cho các chính phủ. Bằng cách sử dụng những điều này, các tổ chức công có thể làm gương, nâng cao nhận thức và độ tin cậy của công chúng.