CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chứng Nhận Tiêu chuẩn IATF 16949:2016

CHỨNG NHẬN IATF 16949 

Thủ tục đơn giản - Chi phí hợp lý - Công nhận & thừa nhận toàn cầu
Tạo giá trị thương hiệu và phát triển bền vững cho Doanh Nghiệp

Để giúp phát triển ngành công nghiệp ôtô trên thế giới tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn. Một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho ngành công nghiệp Oto đã ra đời - tiêu chuẩn IATF 16949:2016


Nếu anh chị đang tìm hiểu về IATF 16949 thì bộ tài liệu sổ tay iatf 16949 sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.


IATF LÀ GÌ?

IATF là viết tắt của cum từ tiếng Anh “International Automotive Task Force”, đây là tên gọi tắt của Hiệp hội Ô tô Quốc tế. Hiệp hội IATF gồm các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành thương mại ô tô được thành lập từ những năm đầu thập niên 1990 để cung cấp các sản phẩm với chất lượng cải tiến cho khách hàng trên toàn thế giới.


IATF 16949:2016 LÀ GÌ?

IATF 16949 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ô tô. Tiêu chuẩn IATF 16949 được xây dựng bởi Hiệp hội Ô tô Thế giới (International Automotive Task Force – IATF) và Hiệp hội ô tô Nhật Bản – (Japan Automobile Manufacturers Association – JAMA), với sự hỗ trợ của Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 176 – Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Bởi vậy, tiêu chuẩn này còn có tên gọi khác là ISO/TS 16949. IATF 16949 cung cấp yêu cầu chung về hệ thống chất lượng ô tô dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001 và các yêu cầu cụ thể của khách hàng trong lĩnh vực ô tô.

Phiên bản đầu tiên của IATF (ISO/TS 16949) được ban hành vào năm 1999 và gọi là ISO/TS 16949:1999. Phiên bản thứ nhất này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:1994. Sau ba lần sửa đổi (năm 2002, 2009, 2016), phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:2015. Từ phiên bản thứ 3, tiêu chuẩn này bỏ chữ ISO, và gọi là tiêu chuẩn IATF 16949:2016.

VIDEO TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN IATF


CHỨNG NHẬN IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng nhận IATF 16949 hay cấp chứng chỉ IATF 16949 (IATF 16949 certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận IATF 16949 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận IATF 16949 nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng trong ngành sản xuất ô tô của doanh nghiệp.



CHỨNG CHỈ IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng chỉ 16949:2016 được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi doanh nghiệp hoàn thành đánh giá chứng nhận. Giấy chứng nhận 16949:2016 hợp lệ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.


LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN IATF 16949

Theo kết quả Khảo sát ISO năm 2015, đã có 62944 tổ chức được cấp chứng chỉ IATF 16949. Kết quả này tới từ những lợi ích mà chứng nhận IATF 16949 mang lại cho doanh nghiệp, có thể kể tới như:

  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
  • Có Hệ thống quản lý chất lượng IATF sẽ giúp các sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao hơn và đồng đều. 
  • Giảm chi phí hoạt động
  • Liên tục cải tiến các quá trình và hoạt động hiệu quả đồng nghĩa là tiết kiệm chi phí.
  • Có hệ thống quản lý chất lượng IATF giúp cải thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan
  • Nâng cao nhận thức của tổ chức của bạn với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.
  • Khả năng giành được nhiều lợi ích kinh doanh.
  • Chứng chỉ giúp chứng minh Doanh Nghiệp của bạn được công nhận Toàn cầu là nhà cung cấp uy tín.
  • Chứng nhận được công nhận quốc tế và được chấp nhận trong toàn bộ chuỗi cung ứng công nghiệp, thiết lập các tiêu chuẩn ngành cho các nhà cung ứng tìm nguồn cung ứng.
  • Phương pháp tiếp cận chất lượng nhất quán.

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho các Doanh Nghiệp, Tổ Chức sản xuất và cung cấp linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu dùng cho chế tạo lắp ráp ÔTÔ bao gồm cả dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hàn xử lý bề mặt, hoặc do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car - on road” (lắp trên xe - chạy trên đường)

IATF 16949:2016 là một bộ tiêu chuẩn mang tính đột phá, định hướng mạnh mẽ vào khách hàng là các hãng sản xuất Ô tô hàng đầu thế giới. Phiên bản IATF 16949:2016 được biên soạn từ sự tập hợp của các yêu cầu cụ thể của những hãng Xe Ô tô hàng đầu thế giới như là Renault GroupFCA Italy SpA, BMW, Ford Motor Company, FCA US LLC (Chrysler Group LLC cũ), General Motors, PSA Group


NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016 PDF

Phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nên IATF 16949 cũng có câu trúc 10 chương:

  • Phạm vi
  • Tài liệu tham khảo
  • Thuật ngữ & định nghĩa
  • Bối cảnh của tổ chức
  • Lãnh đạo
  • Hoạch định
  • Hỗ trợ 
  • Điều hành
  • Đánh giá kết quả hoạt động
  • Cải tiến 

5 CÔNG CỤ CỦA IATF 16949

Dưới đây là 5 công cụ cốt lõi tuyệt vời của IATF 16949

  • FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
  • SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê”
  • MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”
  • APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”.
  • PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN CHỨNG NHẬN IATF 16949

Quy trình chứng nhận IATF 16949 gồm qua các bước sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận IATF 16949

Để được cấp chứng chỉ IATF 16949 hợp lệ, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận IATF 16949. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp phải khai báo những thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận IATF 16949.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá IATF 16949

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận IATF 16949 của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận bao gồm kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận IATF 16949.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn IATF 16949 hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá thực trạng tuân thủ IATF 16949 của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ IATF 16949

Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn IATF 16949 được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết.

Bước 6: Cấp chứng chỉ IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có).

Bước 7 & 8: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm & tái chứng nhận 

Theo quy định thì chứng nhận IATF 16949 sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng chỉ thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949 và luôn có hiệu lực. Về chu kỳ giám sát hàng năm thường là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.


DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRONG NGÀY ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN IATF 16949?

  1. Chuẩn bị về thời gian

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo tiến trình chứng nhận diễn ra theo đúng kế hoạch.

  1. Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận IATF 16949. Câu trả lời của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949 hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Chuẩn bị thông tin dạng văn bản

Đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận IATF 16949 sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần hoàn thiện và chuẩn bị sẵn sàng tất cả những tài liệu sau:

  • Báo cáo phân tích bối cảnh tổ chức, rủi ro liên quan
  • Chính sách, mục tiêu chất lượng
  • Kế hoạch thực hiện mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức đi kèm chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan tới quản lý chất lượng
  • Sổ tay chất lượng
  • Hệ thống các quy trình liên quan tới quản lý chất lượng
  • Các biểu mẫu cần thiết
  • Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
  • Mô tả và hướng dẫn công việc
  • ….
  1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

Ngoài việc thẩm duyệt hệ thống tài liệu IATF 16949, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận còn thực hiện kiểm tra hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.


CHI PHÍ CHỨNG NHẬN IATF 16949

Để hoàn thành chứng nhận IATF 16949, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá IATF 16949 phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận IATF 16949 trong vòng 3 năm bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận
  • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí năm giám sát năm thứ hai

Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp:

  • Quy mô: Tổng số nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Đã có những tiêu chuẩn nào rồi ? Ví dụ ISO 9001, ISO 14001 …?
  • Khách hàng có phòng thiết kế hay không ?...
  • Yêu cầu riêng đối với từng doanh nghiệp

Như vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận IATF 16949 khác nhau.


Ngày càng nhiều thành viên là các hãng xe lớn đã tham gia là thành viên của IATF. Số lượng chứng nhận IATF 16949:2016 tăng lên không ngừng giúp ích cho chuỗi cung ứng oto toàn thế giới. 


 Chứng nhận IATF 16949:2016: Các câu hỏi thường gặp.

 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn ổn định nhờ tiêu chuẩn IATF 16949:2016         


TẠI SAO NÊN CHỌN KNA CERT 

  • Miễn phí một số dịch vụ đi kèm
    • Đào tạo ATLĐ các nhóm
    • 01 khóa học Public về ISO 9001, ISO 14001…trong Danh sách khóa hoc Public tại KNA
    • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thứ
    • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
    • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của KNA
  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của KNA CERT có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp, thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho với nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Mạng lưới đánh giá rộng lớn: KNA Cert với 2 văn phòng chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của KNA Cert có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

  • Dịch vụ Chứng Nhận hàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc các khiếu nại của khách hàng luôn được lắng nghe với cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của KNA Cert.

  • Được thừa nhận & công nhận quốc tế

 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Nhận chứng chỉ hợp pháp 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

Chia sẻ

Dịch vụ liên quan