CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Sổ tay an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Khi triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo ISO 22000 một trong những công việc quan trọng không thể bỏ qua chính là xây dựng hệ thống tài liệu ISO 22000. Chính vì vậy danh mục tài liệu ISO 22000 bao gồm những gì ? Bài viết này KNA CERT sẽ chia sẻ cho bạn cụ thể về vấn đề này.


Những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Sổ tay an toàn thực phẩm ISO 22000 2018


TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ISO 22000

Trong những yêu cầu của hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm theo ISO 22000 có bao gồm nhiều quy trình và tài liệu khác nhau. Đây được coi là điều kiện bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện khi muốn triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP).

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000

Thông thường hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ bao gồm các thông tin được trình bày dưới dạng văn bản pháp quy về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được doanh nghiệp xây dựng nên theo đúng các yêu cầu của điều khoản trong bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Chúng bao gồm các quy trình, biểu mẫu, hồ sơ, các SOP, đánh giá, chính sách vv.

DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU VỀ QUY TRÌNH ISO 22000

Trong hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm (ATTP) theo ISO 22000:2018 có đưa ra các quy trình cụ thể giúp doanh nghiệp vận hành và kiểm soát tốt hệ thống FSMS của mình. Việc xây dựng và kiểm soát hệ thống các quy trình ISO 22000 là điều cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả và có hiệu lực.

Thông thường các tài liệu về quy trình chứng nhận ISO 22000 sẽ bao gồm:

  • Quy trình đánh giá rủi ro và cơ hội
  • Quy trình quản lý sự thay đổi.
  • Quy trình quản lý cho sự thay đổi hệ thống an toàn thực phẩm.
  • Quy trình quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài.
  • Hoạch định điều hàng và kiểm soát.
  • Quy trình theo dõi, phân tích, đo lường và đánh giá.
  • Quy trình kiểm soát dữ liệu và tài liệu.
  • Quy trình để kiểm soát hồ sơ.
  • Quy trình xem xét từ phía lãnh đạo.
  • Quy trình tuyển dụng các cán bộ nhân viên.
  • Quy trình đào tạo các cán bộ nhân viên.
  • Quy trình quản lý thiết bị.
  • Quy trình xem xét hợp đồng.
  • Quy trình đánh giá đối với nhà cung cấp.
  • Quy trình mua hàng.
  • Quy trình triển khai sản xuất.
  • Quy trình truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
  • Quy trình thu hồi sản phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các thiết bị đo lường.
  • Quy trình ứng phó với những tình huống khẩn cấp.
  • Quy trình xử lý các khiếu nại của khách hàng.
  • Quy trình đánh giá nội bộ.
  • Quy trình giao hàng.
  • Quy trình xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.
  • Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa.
  • Quy trình thẩm định và & thẩm tra.

Việc xây dựng các quy trình thành tài liệu dưới dạng văn bản sẽ giúp các nhân viên sau áp dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tài liệu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bên cạnh các tài liệu về quy trình Tiêu chuẩn ISO 22000 bắt buộc phải có thì doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu về hệ thống quản lý ATTP, bao gồm:

  • Chính sách ATTP
  • Sổ tay ATTP
  • Bối cảnh của doanh nghiệp
  • Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
  • Các kế hoạch HACCP
  • Các SSOP
  • Các GMP

Các thủ tục, Các quy trình của ISO 22000 2018 

Thông thường theo các Doanh Nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm Áp dụng ISO 22000 có yêu cầu doanh nghiệp cần phải thiết kế và lập tài liệu cho Hệ thống Quản lý an toàn Thực phẩm. Cụ thể, các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 liên quan đến hệ thống tài liệu ISO 22000 bao gồm:

  • kế hoạch quản lý các quy trình trong hệ thống quản lý ATTP và ghi chép lại dưới dạng văn bản
  • chính sách ATTP tổng thể và phù hợp với doanh nghiệp của mình.
  • Các hồ sơ, tài liệu về hoạt động của hệ thống cần phải được duy trì, lưu trữ và cải tiến khi thích hợp.
  • Xác định các thủ tục giao tiếp để đảm bảo việc giao tiếp với bên ngoài và giao tiếp nội bộ đạt hiệu quả.
  • Cần phải xây dựng các kế hoạch xử lý và khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra.
  • Cần phải thiết lập tài liệu truy xuất nguồn gốc để nhận dạng sản phẩm. Cùng với đó là tài liệu về các hành động, biện pháp khắc phục cùng kiểm soát sự không phù hợp.
  • Quy trình xử lý việc thu hồi sản phẩm cần phải được duy trì dưới dạng văn bản, tài liệu.
  • Phải có tài liệu kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường

Download tài liệu ISO 22000:2018 pdf


HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000 THEO TỪNG ĐIỀU KHOẢN

Dựa theo từng điều khoản của Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có những bộ tài liệu, biểu mẫu tương ứng.

Yêu cầu đièu khoản 

 Quy trình cần soạn thảo

Biểu mẫu

4  Bối cảnh của tổ chức

4.1  Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

Bối cảnh của tổ chức

Bối cảnh của tổ chức bên trong và bên ngoài

4.2  Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Nhu cầu các bên liên quan

4.3  Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Nêu rõ trong sổ tay ATTP

4.4  Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Nêu rõ trong sổ tay ATTP

5  Sự lãnh đạo

5.1  Sự lãnh đạo và cam kết

Nêu rõ trong sổ tay ATTP

5.2  Chính sách

Chính sách ATTP

5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

Sơ đồ tổ chức và trách nhiệm và quyền hạn tất cả các phòng ban

6  Hoạch định

6.1  Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội

Quy trình giải quyết rủi ro và cơ hội (có thể kết hợp với quy trình bối cảnh tổ chức)

Nhận dạng rủi ro, cơ hội và biện pháp kiểm soát

6.2  Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu

Mục tiêu của công ty và mục tiêu của các phòng ban

6.3  Hoạch định các thay đổi

7  Hỗ trợ

7.1  Nguồn lực

Bảo trì sửa chữa thiết bị

  • Kế hoạch bảo trì
  • Lý lịch thiết bị
  • Phiếu theo dõi bảo trì sữa chữa

7.1.1  Yêu cầu chung

7.1.2  Nhân sự

Quy trình tuyển dụng, đào tạo

  • Thông tin nhân sự
  • Kế hoạch đào tạo định kì
  • Kế hoạch đào tạo (cho từng nhân viên)
  • Đánh giá sau đào tạo
  • Lý lịch nhân viên
  • Mô tả công việc

7.1.6  Kiểm soát quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ do bên ngoài cung cấp

Quy trình đánh giá nhà cung cấp

  • Đánh giá nhà cung cấp

7.2  Năng lực

7.3  Nhận thức

Nêu rõ trong sổ tay ATTP

7.4  Trao đổi thông tin

  • Quy trình trao đổi thông tin
  • Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng
  • Sổ nhận công văn đến, đi
  • Biên bản họp
  • Phiếu đánh giá thỏa mãn khách hàng

7.5  Thông tin dạng văn bản

  • Quy trình kiểm soát tài liệu
  • Quy trình kiểm soát hồ sơ
  • Danh sách tài liệu nội bộ/bên ngoài
  • Phiếu phân phối, hủy tài liệu
  • Yêu cầu chỉnh sửa tài liệu
  • Danh sách hồ sơ

8 Thực hiện

8.2 Chương trình tiên quyết (PRP)

1. An toàn nguồn nước

2. Chống nhiễm chéo

3. Vệ sinh cá nhân

4. Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm chéo

5. Sử dụng bảo quản hóa chất

6. Sức khỏe công nhân

7. Kiểm soát chất thải

8. 

9. 

10. Kiểm soát chất bể vỡ/chất gây dị ứng

11. Phòng vệ thực phẩm

12. Quy trình làm lại

8.3  Hệ thống truy xuất nguồn gốc

Quy trình truy xuất nguồn gốc

Báo cáo kết quả truy vết

8.4  Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp

Kịch bản ứng phó tình huống khẩn cấp

Báo cáo thực hiện

8.5  Kiểm soát mối nguy

HACCP

GMP

  • Bảng mô tả sản phẩm
  • Bảng phân tích mối nguy
  • Kế hoạch HACCP

8.7  Kiểm soát việc giám sát và đo lường

Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường

Danh mục thiết bị

Kế hoạch hiệu chuẩn bảo trì thiết bị

8.8  Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

Thẩm tra HACCP

Kế hoạch thẩm tra

Báo cáo thẩm tra

8.9.5  Thu hồi/triệu hồi

Quy trình thu hồi, triệu hồi sản phẩm

Báo cáo thu hồi/triệu hồi sản phẩm

9  Đánh giá kết quả thực hiện

Quy trình phân tích và thống kê dữ liệu

Báo cáo phân tích và thống kê

9.2  Đánh giá nội bộ

Quy trình đánh giá nội bộ

Kế hoạch đánh giá nội bộ

Chương trình đánh giá nội bộ

Phiếu đánh giá nội bộ

Báo cáo đánh giá nội bộ

9.3  Xem xét của lãnh đạo

Hệ thống tài liệu ISO 22000:2018

Quy trình xem xét lãnh đạo

Kế hoạch xem xét lãnh đạo

Chương trình xem xét lãnh đạo

Biên bản xem xét lãnh đạo

10  Cải tiến

10.1  Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Quy trình hành động khắc phục

Phiếu hành động khắc phục

10.2  Cải tiến liên tục

Quy trình cải tiến

Báo cáo cải tiến

10.3  Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Báo cáo cập nhật hệ thống ATTP



Trên đây là những chia sẻ của quý vị về Sổ tay an toàn thực phẩm ISO 22000 2018. Quý vị muốn được biết thêm nhiều hơn Các bước xây dựng hệ thống ISO 22000:2018. Hãy liên hệ tới KNA Cert qua số Hotline 093.2211.786 để được tư ván chi tiết và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Chia sẻ

Tin liên quan