CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đảm bảo an toàn thực phẩm bằng chuẩn ISO 22000, GMP, HACCP, BRC, Global Gap, ...

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng thực phẩm có an toàn cho sức khỏe của họ không ? Liệu chúng có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? có hợp vệ sinh không?...


Xu hướng đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong thị trường thương mại tự do như ngày nay, đển đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày cao, cũng như sự cạnh tranh khốc liêt, ngành công nghiệp thực phẩm đã tập trung vào phát triển nhiều phương cách khác nhau để phát triển những sản phẩm mới, tăng năng xuất, làm cho sản phẩm không chỉ ngon mà đẹp hơn,... ví dụ như là ứng dụng công nghệ biến đổi gen (GMO). Phải thừa nhận rằng, những thay đổi đó giúp đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.

Dân trí của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao và nắm được thông tin tốt hơn. Họ về vấn đề giá trị dinh dưỡng hay thực phẩm biến đổi gen hoặc ô nhiễm thực phẩm thì người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn đến những vấn đề này. Điều này rất khác với quá khứ khi mà mối bận tâm của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chỉ là việc đóng gói, trình bày, mùi vị, màu sắc, thành phần và tất nhiên là giá cả. Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, ...


GMP, HACCP, BRC, IFS, ISO 22000, Global Gap là những tiêu chuẩn gì ?

Tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS, Global Gap và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả.

•- ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

•- GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt

•- HACCP: Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn

•- BRC: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu

•- IFS: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

•- Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu


Điểm khác biệt giữa GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 là gì?

•- GMP dựa trên quá trình thực hành sản xuất

•- HACCP tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.

•- BRC (do nước Anh ban hành) và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp) là những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP.

•- ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống.

•- Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân. Tiêu chuẩn GlobalGap ra đời nhằm bổ sung và thay thế cho Eurep Gap bởi phạm vi của EurepGap chỉ trên sản phẩm trồng trọt còn GlobalGap mở rộng ra cả sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và quả, cây tổng hợp, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và cá hồi, tôm, các sản phẩm khác đang được nghiên cứu và xây dựng.


Lợi ích chủ yếu của các tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, ISO 22000

•- Các chứng chỉ này giúp khách hàng của bạn tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm.

•- Các quy trình an toàn thực phẩm được triển khai sẽ giúp tìm ra những vấn đề tiềm ẩn một cách hiệu quả.

•- Với việc giám sát và theo dõi thường xuyên và nghiên cứu cập nhật sẽ giúp cải tiến liên tục độ an toàn của sản phẩm.

•- Giảm bớt tần suất kiểm định khắt khe từ khách hàng hay tổ chức khác.

•- Giúp giảm thiểu đi những rào cản thương mại và giúp mở rộng khả năng thâm nhập vào những thị trường khác.

•- Cải tiến những tiêu chuẩn về sản xuất và vấn đề kiểm soát của tổ chức.

•- Xây dựng lực lượng lao động chủ lực có được nhận thức mới về an toàn thực phẩm.

•- Cần phải hướng dẫn cho các tổ chức có thể theo sát nhưng luật lệ về vệ sinh và sức khỏe và an toàn thực phẩm.

•- Với trường hợp những sản phẩm bị vướng vào những vấn đề an toàn thực phẩm thì các tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các tổ chức có thể xử lý các vấn đề này theo một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.


Nếu anh chị đang tìm hiểu về BRC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan